22/07/2024

Kỹ thuật sử dụng xe số sàn

Khác với xe ôtô số tự động, xe số sàn là loại xe ôtô có cần số và tài xế phải trực tiếp điều khiển bằng tay và chân côn. Xe số sàn còn được gọi là xe số tay (Manual Transmission) có những bộ phận khác biệt so với xe hơi tự động như sau:

+) Bộ phận côn xe cho phép đóng ngắt hệ thống truyền động. Chính bộ phận này giúp cho tài xế dễ dàng thay đổi số của động cơ một cách chủ động. Bộ phận này còn được gọi là bộ ly hợp và việc sử dụng thuần thục côn xe sẽ giúp bạn thay đổi tốc độ xe một cách nhẹ nhàng. 

+) Hộp số xe ô tô là một bộ phận trung gian nằm giữa động cơ và bánh xe. Hộp số giữ vai trò thay đổi tỉ số truyền động giữa động cơ và bánh xe. Quy tắc cơ bản của hộp số là số thấp thì sức kéo của xe mạnh và tốc độ chậm. Với số cao thì xe sẽ chạy với tốc độ nhanh nhưng sức kéo của xe thấp. 

+) Bộ phận tay điều chỉnh số dùng để điều chỉnh số của xe. Mỗi lần thay đổi số xe, bạn cần phải đạp hết côn xe và dùng tay để điều chỉnh cần số cho phù hợp với nhu cầu. 

+) Cần tay điều chỉnh xe số sàn 

Học lái xe ô tô số sàn trong 16 bước

Bước 1-  Hiểu về nguyên tắc hoạt động của bộ ly hợp (côn) khi lái xe ôtô số sàn

Bước 2-  Điều chỉnh ghế ngồi phù hợp khi lái xe ôtô số sàn, chỉnh gương chiếu hậu trong ngoài để tầm quan sát được tốt nhất.

Bước 3-  Thắt dây an toàn khi lái xe ôtô.

Bước 4-  Đạp hết chân côn (bàn đạp ly hợp)

Bước 5-  Kiểm tra chắc chắn cần số đang ở vị trí N (Neutral) và phanh tay đang được kéo phanh khi lái xe ôtô số sàn trước khi khởi động xe.

Bước 6-  Khởi động xe

Bước 7-  Sau khi khởi động xe, có thể bỏ chân khỏi bàn đạp ly hợp.

Bước 8-  Nhả phanh tay. 

Bước 9-  Chân trái đạp bàn đạp ly hợp hết hành trình, tay phải di chuyển cần số sang số 1.

Bước 10- Chân trái từ từ nhả chân côn cho đến khi xe di chuyển

Bước 11- Sau đó dùng chân phải mớm nhẹ bàn đạp ga để xe di chuyển theo ý muốn.

Bước 12- Sau khi xe di chuyển, vòng tua máy đạt khoảng 2.500 đến 3.000 vòng/phút, tiến hành đạp côn hết hành trình rồi sang số 2

Bước 13- Từ từ nhả chân côn và ấn nhẹ bàn đạp ga

Bước 14- Tiếp tục đạp ga và bỏ hoàn toàn chân côn

Bước 15- Khi muốn dừng lại, di chuyển chân phải từ bàn đạp ga sang bàn đạp phanh và đạp cho đến khi xe giảm tốc độ

Bước 16- Một khi đã làm chủ và thuần thục cách sử dụng số sàn, thì người lái có thể kiểm soát chiếc xe theo phong cách của từng tài xế.

Lái xe số sàn sao cho đúng cách

Khác với số tự động, việc lái xe số sàn cần nhiều thao tác thuần thục, nhưng các kinh nghiệm lái xe cùng những hướng dẫn lái xe số sàn cho người mới học đúng cách thì không phải ai cũng biết, vì vậy rất dễ dẫn đến sai thao tác.

- Sai lầm thứ nhất (phổ biến nhất) là khi vào cua, tài xế trả về số N (số mo, số 0) quá lâu. Khi xe vào cua, không nên ngắt li hợp mà chỉ nên nhả chân ga để giảm tốc độ. Khi vào cua mà bạn để cho xe chạy bằng quán tính bằng cách ngắt li hợp hay về số N thì bánh xe sẽ ít bám đường hơn là khi bạn nhấn ga nhẹ và giữ cho xe chạy chậm.

** Hãy nhớ "Bỏ chân ga thì rà chân phanh" - Đây là thao tác thường xuyên khi lái xe. Chân phải khi không dùng để nhấn ga phải ngay lập tức chuyển sang để hờ lên bàn đạp phanh, sẵn sàng xử lý tính huống tiếp theo. 

- Sai lầm thứ hai là về số mo hay ngắt li hợp khi xuống đèo dốc để tiết kiệm nhiên liệu nhưng thực tế lại mất an toàn. Khi xe xuống đèo dốc mà không có lực hãm hỗ trợ từ hộp số sẽ khiến hệ thống phanh phải làm việc liên tục. Khi hệ thống phanh quá nhiệt thì phanh sẽ mất tác dụng và sẽ xảy ra tai nạn.

** Hãy nhớ "Lên số nào, xuống số đó" - khi di chuyển ở nơi đèo dốc thì nên nhớ lên số nào thì xuống số đó. Tuy nhiên, câu nói trên còn hàm ý nhắc lái xe khi thả dốc dài thì không được đi số cao hoặc về mo.

- Sai lầm thứ ba (kể cả các giáo viên dạy lái) là để tránh xe bị chết máy khi phanh, cần đạp chân côn (ngắt ly hợp) trước khi đạp phanh. Đây là thao tác rất nguy hiểm khi mất đi khả năng xử lý tình huống bất ngờ. Thật ra, thao tác cần thực hiện ngược hẳn: đầu tiên là chân phanh, và khi xe gần dừng hẳn mới đạp côn, cắt ly hợp.

** Hãy nhớ "Đi chậm côn trước phanh sau, đi nhanh phanh trước côn sau an toàn"

- Sai lầm thứ tư là không sử dụng số thấp khi vượt. Khi lái xe số sàn trong thành phố thường phải chuyển số liên tục nhưng khi thời tiết xấu, số thấp là sự bảo đảm bổ sung cho an toàn. Tất nhiên, khi chuyển số xe không được lắc, giật. Thao tác chuẩn xác khi chuyển số là một trong những thước đo để đánh giá kinh nghiệm của người lái.

- Sai lầm thứ năm là thực hiện kỹ thuật “chuyển số tắt” (có nghĩa là khi chuyển từ số thấp sang số cao hơn và bỏ qua một số trung gian nào đó). Chẳng hạn như từ 3 sang thẳng số 5 để tiết kiệm nhiên liệu. Sẽ phức tạp hơn nếu cần chuyển gấp về số thấp, chẳng hạn như số 4 về số 2. Trong trường hợp này, để tránh hỏng động cơ và ly hợp, vào thời điểm nhả chân côn, cần nhấn thêm chân phanh mạnh hơn so với bình thường, đây là kỹ thuật lái xe số sàn an toàn mà bạn cần nắm trước khi lái xe ra cao tốc hoặc xa lộ.

Khởi động xe ngang dốc đối với xe số sàn (MT), có thể sử dụng phanh tay để hỗ trợ trong quá trình khởi hành, cụ thể là

1) Sau khi xe đã dừng trên dốc, kéo phanh tay với mục đích là thay phanh chính để giữ xe đứng yên. 

2) Khi đó, bỏ chân phanh và đặt vào chân ga. 

3) Khi cần di chuyển từ vị trí đứng yên trên dốc, lái xe cắt côn vào số và nhả côn. Đạp mớm ga như lúc khởi động xe bình thường trên đường bằng phẳng. Lúc này phanh tay vẫn chưa nhả nên xe chắc chắn không bị trôi. 

4) Tiếp tục nhả côn từ từ đến khi thấy tay lái hoặc cần số rung lên (báo hiệu các lá côn đã bắt vào nhau) thì nhả nhẹ phanh tay, nghe ngóng nếu thấy xe không trượt thì thả nốt phanh tay, xe sẽ tự bò lên. Có thể mớm nhẹ chân ga nếu xe chưa di chuyển.

Sai lầm dẫn đến xe bị tụt dốc lúc đề pa là do quá trình nhả côn

Trong lúc nóng vội, các lái xe thường không kiểm soát được chân ga , chân côn và chân phanh dẫn đến việc bị tụt dốc lúc đề pa, để cải thiện tình trạng đó bạn cần nắm được những kỹ thuật lái xe số sàn lên xuống dốc an toàn như:  

+) Không điều khiển được chân côn, dẫn đến nhả côn quá tầm, dẫn đến chết máy.

+) Trước khi nhả côn, phải ga thốc lên tầm vòng tua máy 1.500 - 2.000 vòng/phút, nhưng trong quá trình nhả côn lại không giữ đều chân ga khiến đầu xe sẽ không ngóc lên được.

+) Khi nhả côn, đầu xe chưa ngóc lên đã cắt phanh tay, khả năng tụt dốc là 95%. Bạn vẫn chỉ có thể cứu bạn nếu nhã thêm chút côn và ga thốc lên.

+) Sau khi cắt phanh tay, không giữ nguyên chân côn, chân ga lúc bắt đầu cắt phanh tay. Khả năng tụt dốc là 98%, 2% cho bạn bình tĩnh đạp côn, phối hợp với phanh và kéo phanh tay để thực hiện lại cú đề-pa.

Tóm lại trong quá trình từ lúc bắt đầu thực hiện cú đề-pa ngoạn mục của bạn thì tay phải của bạn luôn cầm lấy cái phanh tay và hãy thật bình tĩnh. Đối với những xe ôtô máy còn ngon có thể đề-pa như sau mà không cần kéo phanh tay:

+) Đạp côn với phanh để dừng trên dốc.

+) Khi đi, bạn hơi nhả côn thật từ từ, khi thấy xe rung rung lên, chuyển chân phanh sang chân ga, ga thốc lên, đảm bảo lên dốc 100%. Cách này chỉ dùng cho thời gian đỗ xe ngắn, nếu không sẽ xảy ra tình trạng mỏi chân.


Đề-pa trên ĐƯỜNG DỐC KHI KẸT XE

Nếu dùng theo cách thông thường là sử dụng “CÔN - PHANH TAY - GA” hoặc “CÔN - PHANH CHÂN - GA” liên tục trên đường dốc khi kẹt xe sẽ khiến bạn vã mồ hôi, chân tay bạn mỏi nhừ. 

+) Để đề-pa liên tục trên ĐƯỜNG DỐC KHI KẸT XE cần phải luyện thêm thật nhuần nhuyễn “CÔN - GA

+) Để có thể giữ xe đứng trên dốc chỉ bằng CÔN - GA thì ÂM MỘT ÍT hay MỘT NỮA CHÂN CÔNMỚM GA vừa phải để xe đứng tại dốc, nếu xe có hiện tượng lùi thì THÊM CHÚT GA, nếu xe hơi nhích lên thì GIẢM CHÚT GA.

Bảng tương quan giữa các cấp số với tốc độ của xe:

Số 1: tốc độ 8 – 16 km/h

Số 2: tốc độ 16 – 32 km/h

Số 3: tốc độ 32 – 48 km/h

Số 4: tốc độ 48 – 72 km/h

Số 5: tốc độ từ 72 km/h trở lên

Số N: Không lăn bánh – 0 km/h

Số R: Lùi với tốc độ tương ứng số 1 (8 – 16 km/h)

Bảng này chỉ mang tính chất tham khảo. Bởi mỗi hộp số của từng hãng xe, thậm chí từng mẫu xe sẽ có sự phân chia tỷ lệ truyền khác nhau theo đặc điểm thế mạnh của xe.

Số 1: Đầy là số có lực dẫn động cao nhất và tốc độ thấp nhất, sử dụng khi xe bắt đầu đề pa khởi hành, xe cần leo dốc cao…

Số 2, 3: Số 2 có lực dẫn động cao thứ nhì – thấp hơn số 1 nhưng tốc độ cao hơn số 1, thường dùng sau số 1. Tương tự sốc 3 có lực dẫn động thấp hơn số 2 nhưng tốc độ cao hơn số 2. Số 2 và số 3 thường dùng khi xe chạy ở tốc độ thấp.

Số 4, 5, 6: Các số này dùng khi xe chạy với tốc độ trung bình đến cao. Khi này xe không cần lực dẫn động lớn mà cần duy trì tốc độ ổn định.

Không để chân chờ trên bàn đạp côn

Ly hợp chính là cầu nối giữa động cơ và hộp số. Chân côn có nhiệm vụ điều khiển quá trình ngắt ly hợp để xe có thể dừng mà động cơ vẫn hoạt động. 

Do vậy, việc gác chân lên bàn đạp côn có thể tạo ra lực khiến bố ly hợp không khớp với động cơ, dẫn đến trượt ly hợp. Hậu quả trượt ly hợp là công suất không được truyền tải đủ, nhiên liệu bị tiêu hao nhiều và đặc biệt là làm ly hợp bị mòn nhanh hơn. 

Nhiều xe có bàn đạp côn nhẹ nên dễ bị tác động lực. Nếu người lái thường xuyên gác chân lên chân côn sẽ ảnh hưởng nhiều đến bộ ly hợp. Việc đặt chân lên chân côn khi xe đang di chuyển là điều không cần thiết và không nên.

Không dùng côn khi xe đứng dốc

Có nhiều cách đề pa lên dốc và đứng dốc, phổ biến nhất là dùng phanh tay. Bên cạnh đó không ít người dùng cách vê côn. Với cách này, người lái sẽ đạp chân côn, sau đó mớm ga để xe không bị trượt. 

Nhưng không nên dùng cách này bởi dễ làm côn nhanh mòn vì ma sát nhiều. Nếu cần thiết thì chỉ nên áp dụng khi xe dừng ngang dốc tức thời. Với người mới học lái xe ô tô số sàn, cách khởi hành ngang dốc xe số sàn tốt nhất vẫn là dùng phanh tay.

Không nên vừa đạp phanh vừa đạp côn (để tránh cho xe chết máy) khi giảm tốc 

Lý do là khi đạp côn (ly hợp) thì phanh động cơ (sức ghì từ động cơ) sẽ không còn tác dụng, xe sẽ bị trôi và tăng quãng đường phanh. 

Thời điểm tốt nhất để đạp côn là ngay trước khi xe dừng hẳn, như vậy vẫn đảm bảo quãng đường phanh ngắn nhất mà xe không tắt máy. Nếu tình huống quá nguy hiểm, ưu tiên hàng đầu vẫn là giảm tốc độ xe nhanh nhất có thể, việc xe tắt máy hay không không còn quan trọng. 

Ít ai biết là xe số sàn cũng có thể sang số mà không cần phải sử dụng đến chân côn. Cách này chỉ sử dụng được khi xe đang lăn bánh, tức là lúc bắt đầu di chuyển để vào số 1 thì tài xế vẫn phải đạp côn để vào số 1 cho xe di chuyển.

Khi xe đang di chuyển, nhấn chân ga lên vòng tua máy khoảng 2.000-2.500 vòng/phút thì nhả ga. Ngay lúc này, đẩy cần số về N (số mo), sau đó đẩy về số 2 hoặc các số muốn sử dụng

Khi cần về số, nhấn ga lên ngưỡng 2.000 vòng/phút rồi trả cần số về số N. Sau đó, tiếp tục đạp ga cho vòng tua tăng từ khoảng 2.000 đến 2.500 vòng/phút rồi nhả ra đồng thời về số mình muốn.

Để xe chạy êm ái thì tài xế nên sử dụng các số đồng tốc. 

Ví dụ, đang đi ở tốc độ 20 km/h thì có thể vào số 3.

Tuyệt đối không nên sử dụng trong đường phố đông đúc.

Để thực hiện được kỹ thuật trên, trước hết hãy là một tài xế lái xe và vào số xe bằng chân côn một cách thuần thục. 

Tài xế mới hay còn non tay tuyệt đối không nên sử dụng kỹ thuật này vì nếu không quen có thể hại hộp số, nặng có thể vỡ bánh răng hộp số và nguy hiểm cho người ngồi trên xe cũng như người đi đường. 

26/03/2024

RaLLy Racing

RaLLy Racing là gì ?

RaLLy Racing  là hình thức đua xe gián tiếp, xem tay đua nào hoàn thành vòng đua trong thời gian nhanh hơn

Giải vô địch đua xe thế giới (WRC) bắt đầu vào năm 1973 và được tổ chức bởi FIA (Fédération Internationale de l'Automobile). Đây là loạt giải đua xe đua hàng đầu trên toàn cầu. Tất cả các phương tiện tham gia WRC phải được phát triển từ ô tô sản xuất hàng loạt và thi đấu trên các tuyến đường được chỉ định, bao gồm nhiều địa hình khác nhau, bao gồm rừng nhiệt đới, đường lầy lội, đường phủ đầy tuyết, sa mạc và đường núi quanh co. 

Dựa trên thông số kỹ thuật của xe, các cuộc đua WRC được chia thành hai loại chính: 

Nhóm sản xuất N và Nhóm sửa đổi A.

Mỗi nhóm lại được chia thành bốn loại phụ dựa trên dung tích động cơ.

Nhóm A: A8: Xe cải tiến có dung tích trên 2000cc A7: Ô tô cải tiến từ 1601-2000cc A6: Ô tô cải tiến từ 1401-1600cc A5: Ô tô cải tiến có dung tích lên tới 1400cc. 

Nhóm N: N4: Sản xuất ô tô có dung tích trên 2000cc N3: Sản xuất ô tô có dung tích từ 1601-2000cc N2: Sản xuất ô tô từ 1401-1600cc N1: Sản xuất ô tô có dung tích đến 1400cc 

Mỗi nhóm yêu cầu tối thiểu 5 xe để tranh tài ở mỗi hạng mục; nếu không đủ 5 xe thì sẽ được thăng tiến bắt buộc lên nhóm cao hơn để đua.

Mỗi sự kiện WRC bao gồm 2 ngày trinh sát, 1 ngày kiểm tra thiết bị và 3 ngày đua. M

ỗi sự kiện được chia thành 3 chặng, với khoảng 15 đến 25 giai đoạn đặc biệt (SS) cho mỗi sự kiện. 

Các tuyến SS này bị đóng cửa đối với công chúng và thường có chiều dài từ 10 đến 50 km. 

Tổng quãng đường trong các chặng SS được giới hạn ở 400 km. 

Người chiến thắng được xác định bằng thời gian tích lũy mà mỗi tay đua cần để hoàn thành tất cả các chặng SS, tính đến phần mười giây gần nhất, với tốc độ dự kiến ​​trung bình là 110 km một giờ và tối đa là 132 km một giờ.

Hệ thống tính điểm của WRC tương tự như F1. Điểm cho 8 vị trí đầu tiên lần lượt là 10, 8, 6, 5, 4, 3, 2 và 1. Những điểm này đóng góp vào cả điểm cá nhân của người lái xe và điểm hàng năm của đội. Đội và tay đua có số điểm cao nhất cuối năm sẽ giành danh hiệu vô địch.

Quy định của FIA quy định rằng mỗi đội của nhà sản xuất chỉ được phép đưa ra hai chiếc xe cho chức vô địch. Hơn nữa, các đội tham gia phải cạnh tranh trong suốt cả năm để tranh giành điểm đồng đội hàng năm. Xem xét các quy định này, điểm của đội được trao dựa trên thành tích của hai tay đua xuất sắc nhất trong đội.

Các nhà sản xuất được yêu cầu tham gia ít nhất mười sự kiện hàng năm, trong đó có ít nhất hai sự kiện bên ngoài Châu Âu. 

Khác với các cuộc đua vòng quanh điển hình như F1, 24h lemans ... Rally không đua trực tiếp giữa các phương tiện. Thay vào đó, các xe được tính giờ theo đồng hồ. Những chiếc xe xuất phát theo từng khoảng thời gian và trọng tâm là đạt được thời gian tốt nhất qua từng chặng.

Đồng hồ: Người chiến thắng cuối cùng của cuộc đua được xác định bằng lượng thời gian dành cho tất cả các chặng ít nhất.

Hệ thống điểm: Điểm được trao dựa trên vị trí của các tay đua trong mỗi chặng đua. Điểm tích lũy sẽ xác định tay đua và đội vô địch hàng năm.

Kiểm soát thời gian: Cuộc biểu tình diễn ra theo một thời gian biểu nghiêm ngặt. Hình phạt được áp dụng đối với trường hợp đến sớm hoặc đến muộn tại các trạm kiểm soát.

Khu dịch vụ: Sau khi hoàn thành một số giai đoạn nhất định, xe được phép có thời gian nhất định để sửa chữa. Hình phạt về thời gian được áp dụng nếu vượt quá giới hạn này.

Động cơ và hộp số: Xe WRC thường có hộp số tuần tự 6 cấp nằm gần bảng điều khiển. Việc chuyển số được thực hiện bằng hệ thống lẫy chuyển số, với thời gian chuyển số mất khoảng 50 mili giây.

Xe WRC sử dụng động cơ tăng áp 2.0 lít sản sinh công suất lên tới 300 mã lực, kết hợp với hệ dẫn động bốn bánh. Chúng được trang bị lốp cỡ lớn, được thiết kế đặc biệt phù hợp với nhiều địa hình khác nhau.

Lựa chọn lốp xe: Việc lựa chọn lốp xe là rất quan trọng, tùy thuộc vào điều kiện bề mặt và thời tiết. Nhiều nhà sản xuất lốp xe khác nhau, chẳng hạn như Pirelli và Michelin, cũng cung cấp giải pháp chống thủng.

Ở môn raLLy racing thì các tay đua xuất phát theo thứ tự, không bị tay đua nào cản đường, chỉ với mục tiêu cố gắng chạy nhanh nhất có thể. Người nào chạy nhanh hơn (có thời gian vòng chạy ít hơn) sẽ là người xếp hạng cao hơn. 

Ở môn raLLy racing thì thời gian hoàn thành cuộc đua là căn cứ trực tiếp để xác định kết quả.

Các cuộc đua raLLy thường không được tổ chức ở các trường đua chuyên dụng, mà được tổ chức ở các con đường giao thông (có thể là đường nhựa, đường rừng, đường hẻm v.v…) được khoanh vùng trong thời gian tổ chức đua.

Các giải đua xe raLLy nổi tiếng là Dakar Rally, World Rally Championship.

Cũng có thể coi các phiên chạy phân hạng F1 và phân hạng MotoGP là một kiểu đua Rally đặc biệt.

Theo thống kê năm 1975, 75 người đã bỏ mạng trên đường đua Dakar RaLLy - một trong những giải đua rally khắc nghiệt nhất thế giới. Đua trên địa hình thực, không một rào chắn, vì thế từ khi ra đời, nó luôn có sức hấp dẫn nghẹt thở với các tay đua cũng như người hâm mộ đua xe  thể thao. 

RaLLy Racing là "cái nôi" của môn thể thao đua xe

Là “cái nôi” của môn thể thao đua xe (motorsport), raLLy racing mang tới cảm giác hoang dại, nguy hiểm nghẹt thở trên từng km. Không một chặng nào trên đường đua raLLy giống nhau. Chúng thay đổi qua nhiều dạng địa hình vì thế đòi hỏi người tham gia có một bản lĩnh thép. 

RaLLy Racing được cho là bắt nguồn từ Pháp, với cuộc đua dài 127 km từ Paris đến Rouen do tạp chí Le Petit tài trợ. 

Đến tháng 1-1911, sự kiện Monte Carlo RaLLy tổ chức lần đầu tiên với tên gọi “raLLy”. Mô hình đi từ điểm A đến điểm B trở thành nền tảng hình thành thể thức đua raLLy hiện nay.

Từ lúc ra đời, thể thức đua raLLy đã trải qua nhiều thăng trầm, có lúc bị cấm do mức độ nguy hiểm của nó. Song qua nhiều thập kỷ cải tiến về phương tiện, kỹ thuật, cứu hộ,... RaLLy Racing ngày nay đã phổ biến và thu hút đông đảo người mến mộ. 

Hiện nay raLLy racing có 2 thể loại đua là đua đường trường (Stage Rallies) và đua đường bộ (Road Rallies). Đua đường trường có địa hình phức tạp hơn, còn đua đường bộ thường diễn ra trên các đường cao tốc công cộng.

Cuộc đua thường diễn ra liên tục vào 3 ngày cuối tuần. 

Người thắng cuộc tính dựa trên tổng số thời gian đua nhanh nhất qua các chặng. Có 15-25 chặng đua và nhiều chặng lên tới 24,000 km. 

Điểm khác biệt của raLLy racing so với các thể thức đua khác là ở cách thức đua. 

Tay đua thực hiện chặng đua thông qua ‘dẫn đường’ của người đồng lái (co-driver). 

Đồng lái (co-driver) thường ngồi ghế sau điều hướng qua một bảng tốc độ chi tiết, dự đoán địa hình và điều hướng người lái đi đúng hướng, về đích nhanh nhất.

Nếu ở F1, việc hoàn thành đường đua phụ thuộc hoàn toàn vào người lái, thì với raLLy racing, người đồng lái sẽ kiểm soát hướng đi, tốc độ. Tính đoàn kết và linh hoạt xử lý tình huống đặt lên hàng đầu được đặt lên hàng đầu trong thời gian đua.

Với độ phức tạp và thời gian đua dài, raLLy racing mang đến những cung đường đua mạo hiểm bậc nhất. 

Nổi tiếng như Dakar RaLLy từng tổ chức tại châu Mỹ và Saura Arabia

Ban đầu, lộ trình đường đua kéo dài 10.000km từ Paris đến Dakar, thủ đô của Senegal, vắt qua cả 2 quốc gia Algeria, Niger. 

Các tay đua tham gia không chỉ cần tốc độ nhanh mà còn phải đảm bảo mạng sống an toàn trước bão cát, giá băng, thú dữ, khủng bố... 

Tiếp theo là giải đua raLLy lớn nhất hành tinh tổ chức bởi FIA: The FIA World Rally Championship (WRC)

Các đối thủ cạnh tranh qua 13 vòng. Mỗi vòng được tổ chức ở một quốc gia khác nhau với đặc điểm hoàn toàn khác nhau. 

Ví dụ như RaLLy Thụy Điển có nhiều tuyết còn đường đua tại Wales Rally GB lại mưa và nhiều bùn. 

Người chiến thắng sẽ đăng quang World Rally Champion vào tháng 11.

Một trong những điều thú vị và hấp dẫn nhất đối với những người hâm mộ WRC, đó là không phải những công nghệ cao siêu như F1, những cỗ máy xa xỉ như GT, mà chính những chiếc xe quen thuộc bạn thấy hằng ngày, thậm chí 1 chiếc y chang đang nằm trong ga-ra nhà bạn, đang vào cua ngọt ngào ở tốc độ 3 con số. Xe tham gia WRC dựng trên cơ sở các phiên bản thương mại động cơ 2.0l 4 xi lanh. Nhưng dù nhìn chúng tương tự như những chiếc xe thương mại, tất cả những gì thực sự về chúng lại hoàn toàn khác biệt.

Luật của FIA qui định mỗi chiếc xe đua trong WRC phải dựa trên khung hình tiêu chuẩn của 1 chiếc xe thương mại. Để tham gia WRC, chiếc xe sẽ được “lột trụi” chỉ còn từng phần khung kim loại. Những mối hàn theo kiểu điểm sẽ được thay thế bởi những “đường khâu” theo kiểu hàn mối nối. Tất cả những phần không cần thiết trên khung của 1 chiếc thương mại sẽ được loại bỏ để làm giảm trọng lượng xe. 

Sau đó, người ta hàn vào bên trong xe 1 bộ khung bảo vệ như 1 cái lồng để chống biến dạng cabin khi tai nạn. Những công việc này tốn khoảng 700 giờ lao động, giúp bộ khung cứng và vững chắc hơn nhiều lần so với nguyên bản. Một minh họa rõ nét là sức chịu tải của bộ khung xe WRC cao gấp 10 lần xe nguyên bản.

Phần động cơ xe cũng được thay đổi rất nhiều. FIA qui định tất cả động cơ WRC phải có bộ phận giới hạn lượng khí nạp đường kính 34mm tại ống dẫn khí nạp của động cơ. Qui định này nhằm hạn chế công suất của xe ở tầm 300bhp. Thân động cơ và nắp xy lanh phải là của chiếc xe nguyên bản chạy trên đường công cộng, nhưng trục cơ, tay biên, piston, van, và trục cam được phép thay đổi. Tăng áp trên xe thường có áp suất tầm 4-5 bar. Trên xe nguyên bản nạp khí tự nhiên, áp suất ở điều kiện môi trường tiêu chuẩn là 1 bar.

Thường các xe có tăng áp hay bị trễ ga, nghĩa là phải mất 1 thời gian nhất định sau khi đạp ga, tăng áp mới phản ứng, làm việc tăng công suất cho động cơ không nhanh nhạy và kịp thời. Nhờ có hệ thống chống trễ cho tăng áp, vấn đề này được cải thiện, đồng thời áp suất luôn ở mức tối đa. Kết quả là momen xoắn của những chiếc xe ưa nhảy nhót và lội bùn này lên tới tầm 700Nm (tùy mức căn chỉnh cho các đường đua). Con số này tương đương với mức momen của động cơ 6.0l V12 lắp trên Ferrari Enzo.

Tất cả xe đua trong WRC đều dẫn động 4 bánh và trang bị hộp số bán tự động 6 cấp. Cơ chế sang số điều khiển điện tử cho phép các tay đua sang số không cần li hợp trong thời gian chỉ vài phần trăm giây; chỉ có các hộp số F1 mới có thể sang số với tốc độ tương đương.

Bên cạnh đó, hầu hết các xe đều có hệ thống xuất phát ở vòng tua cao như trên xe F1, giúp xe có khả năng rời vạch xuất phát nhanh nhất. Tuy vậy, những chiếc xe đua này vẫn có chân côn, các tay đua chỉ dùng nó khi đang dừng ở vạch xuất phát.

Nội thất với da bọc và trang thiết bị tiện nghi là điều xa lạ với xe đua. Và ở xe WRC, chỉ có kim loại trần trụi và 2 chiếc ghế bằng sợi carbon vừa vặn với 2 tay lái chính và phụ. Tất cả phiên bản thương mại của xe WRC đều có 4 chỗ, nhưng trên đường đua, khoảng trống phía sau được chiếm trọn bởi những chiếc ống của bộ khung bảo vệ. Trần xe đua WRC có đủ trang bị cần thiết cho môn thể thao mạo hiểm và bụi bặm này: bộ dụng cụ, bình chữa cháy và cả bánh dự phòng được cài vào, hoặc đặt bên dưới, giúp cho trọng tâm xe ở mức thấp nhất có thể. 

Cánh gió và các hỗ trợ về khí động học khác cũng được cho phép trong rally. Không chỉ giúp làm mát các bộ phận như động cơ, phanh, và giữ độ ổn định cũng như tốc độ tối ưu cho xe như trong các môn thể thao tốc độ khác, những thiết kế khí động học cho rally còn phải giúp xe ổn định cả khi…BAY.

Cuối cùng là những thay đổi về điện và điện tử của xe. Giống như các xe đua khác, xe đua rally có phần mềm điều khiển các thiết bị như động cơ thay đổi tùy điều kiện đường đua, thời tiết, và khả năng của tay đua.

Kết quả của những thay đổi trên là một chiếc xe bề ngoài giản dị nhưng có khả năng đạt 100km/h từ lúc đứng yên trong khoảng 3 giây, nhanh hơn hầu hết các siêu xe thương mại. Khả năng tăng tốc này hiện diện trên tất cả các kiểu bề mặt đường đua. Và bên cạnh đó, khả năng đặc trưng của xe đua rally là những cú lết bánh, lách qua những gốc cây, trên 1 đường đua nhỏ hẹp đầy sỏi và bụi, ở tốc độ…hơn 200 km/h.

Peugeot 307 WRC Evo3

Động cơ: I4 1997cc; 4 tăng áp của Garret

Công suất: 300 bhp@5250 rpm

Momen xoắn: 580 Nm@3500+ rpm

Trọng lượng: 1230 kg

Ford Focus (Mk2) RS 08

Động cơ: I4 1997cc; 4 tăng áp của Garret

Công suất: 300 bhp@6000 rpm

Momen xoắn: 550 Nm@4000 rpm

Trọng lượng: 1230 kg

Dạng thân xe: Hatchback

Subaru Impreza (44S) WRC07

Động cơ: Boxer 4 xi lanh 1994cc; 4 tăng áp kiểu boxer của IHI

Công suất: 300 bhp@5500 rpm

Momen xoắn: 600 Nm@4000 rpm

Trọng lượng: 1230 kg

Dạng thân xe: Sedan

Mitsubishi Lancer WRC05

Động cơ: I4 1996cc; 4 tăng áp của Mitsubishi

Công suất: 300 bhp@5500 rpm

Momen xoắn: 550 Nm@3500 rpm

Trọng lượng: 1230 kg

Dạng thân xe: Sedan 

Thử thách thay đổi liên tục nên hầu như xe đua raLLy phải có động cơ rất ‘trâu’

Năm 1997, loại xe dành riêng cho RaLLy ra mắt công chúng với quy định rất nghiêm ngặt. Mức dung tích tối thiểu là 2500cc. Tay đua có thể tăng dung tích động cơ lên 2.0L, bổ sung hệ dẫn động bốn bánh, và giảm trọng lượng xuống tối thiểu 1230 kg.

Ban đầu, các tay đua sử dụng xe hơi hệ dẫn động 4 bánh bán thời gian (4WD) khá nặng, khó điều khiển. Những năm 1980, những chiếc xe có hệ dẫn động cầu sau (RWD) ra đời khắc phục những mạnh mẽ khuyết điểm trên. RWD có trọng lượng nhẹ, mã lực phanh lớn, lực kéo lớn trên các bề mặt sỏi, đá. 

Tiêu biểu có thể kể đến như Toyota Celica, Mitsubishi Celeste, Mitsubishi Lancer, Ford Capri, Datsun 240Z, BMW 2002 or 3-series, Mazda RX-3, RX-4 or RX-7, Opel Kadette, Datsun 510,... 

Từ 2011-2016, quy tắc cho xe WRC thay đổi. Những chiếc xe nhỏ gọn với động cơ tăng áp trực tiếp lên tới 1.6L, với bộ lọc khí 33mm và cảm biến áp suất tuyệt đối là 2.5.

Năm 2017, động cơ tăng áp 1.6L vẫn được giữ lại, tuy nhiên, đường kính turbo đã tăng từ 33mm lên 36mm. Các nhà sản xuất cũng được tự do tối đa hóa khí động học và phanh. Họ cũng cho phép sử dụng các vi sai ngắt tự động bằng điện nhưng vi sai phía trước và phía sau vẫn phải là cơ khí.

Các dòng xe mới với hệ dẫn động tất cả các bánh (AWD) như Quattro, Mitsubishi Evo, Subaru WRX ra đời mang đến một kỷ nguyên mới. Subaru WRX STi là lựa chọn tuyệt vời cho đường đua rally, một huyền thoại với hệ thống giảm xóc, phanh, động cơ cải tiến. Tuy nhiên, yếu tố tiên quyết nhất vẫn là giao tiếp giữa người lái và đồng lái. Ở địa hình trắc trở, tốc độ di chuyển cao, chỉ “sai một ly” thôi cũng có thể đe dọa tính mạng cả đội. 

Cơ hội nào cho Việt Nam

Việt Nam có rất nhiều thuận lợi để xây dựng các chặng đua rally. Mũi Dinh - Ninh Thuận là nơi được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Địa hình đồi cát đặc biệt, chất cát mềm và thay đổi liên tục theo tốc gió. Ngoài ra ở Việt Nam cũng có nhiều dạng địa hình khác như dốc núi cheo leo, cao nguyên, đồng bằng,... trải dài từ Bắc vào Nam. Điều này khiến tay đua khó xử lý bánh lái hơn, dễ bị kẹt bất kỳ lúc nào. 

Tuy nhiên, môn thể thao đua xe chưa được đầu tư nghiêm túc, chuyên nghiệp khiến câu hỏi khi nào Việt Nam có thể tổ chức một giải đua rally chính thức vẫn còn bỏ ngỏ.

Trong lịch sử, raLLy racing được biết đến như là môn thể thao xe đem lại hàng tỷ đô lợi nhuận mỗi giải. Thể thức này khiến hàng triệu người Mỹ chi mạnh tay và dành cả cuối tuần chiêm ngưỡng những con ‘quái thú’ chinh chiến. Rõ ràng, Việt Nam hội tụ những tiềm năng ban đầu để phát triển. Vì thế một giải đua xe đường trường đúng nghĩa là dấu hiệu đáng mong đợi với các tín đồ xe. 

15/03/2024

Giải đua Asia Auto Gymkhana Championship (AAGC)

Giải đua Asia Auto Gymkhana (AAGC) lần đầu tiên được tổ chức tại Ấn độ vào năm 2018 và Achintya Mehrotra đã trở thành tay đua Ấn Độ đầu tiên giành chiến thắng trong giải đua Gymkhana quốc tế 2018 (AAGC) được tổ chức dưới sự bảo trợ của FIA kết hợp với FMSCI (Liên đoàn các câu lạc bộ thể thao mô tô của Ấn Độ)

Thể thức gymkhana hoàn toàn tập trung vào việc lái xe chính xác và các đối thủ đua nhau trên năm địa hình khác nhau. Thêm vào kịch tính là những thao tác có nhịp độ nhanh như quay 360 độ, quay chữ J và vượt dốc. Người lái xe cũng phải đảm bảo rằng nón màu đỏ nằm ở bên phải xe của họ; làm đổ một hình nón xuống dẫn đến bị phạt 2,0 giây. 

Đua xe Gymkhana là một trong những phương tiện đua xe thể thao có giá cả phải chăng nhất và thực tế là nó có thể được tổ chức ngay cả trong bãi đậu xe của trung tâm thương mại khiến sự kiện này dễ tiếp cận hơn với công chúng. 

Đến năm 2019 thì Asia Auto Gymkhana Championship (AAGC) là giải đấu do Hiệp hội xe đua quốc tế FIA khởi xướng với mục đích phát triển motosport trên toàn châu Á. Giải đấu với nhiều vòng đua được tổ chức tại rất nhiều quốc gia như Ấn Độ, Đài Loan (Trung Quốc), Indonesia, Thái Lan… Trong đó, vòng đấu đầu tiên của Asia Auto Gymkhana Championship 2019 diễn ra tại Yogyakarta, Indonesia từ ngày 12-7-2019 đến 14-7-2019. 

Vòng đua Indonesia quy tụ hơn 40 tay đua đến từ nhiều nước châu Á - Châu Đại Dương. Định dạng Gymkhana Time Attack là dạng đua xe trên đường rất hẹp và các tay đua phải thể hiện các kỹ năng chạy xe đặc biệt, kết quả được phân định theo thời gian.

Sang Indonesia thi đấu, xe đấu do ban tổ chức cung cấp, là Toyota Wigo số sàn với tay lái bên phải, cần số và phanh tay đặt bên trái. Tay lái nghịch sẽ là thử thách lớn nhất của ba thành viên đội đua, bên cạnh đường đua được đánh giá là có độ khó cao. 

Đường đua Asia Auto Gymkhana Championship được đánh giá là có độ khó cao.

Ở mỗi chặng đua, ban tổ chức ở quốc gia đó sẽ lựa chọn mẫu xe thi đấu theo đơn vị tài trợ giải.

Việt Nam đã bắt đầu tham gia giải đấu Asia Auto Gymkhana Championship vào ngày 11-7-2019, ba tay đua Việt Nam sẽ lên đường sang Indonesia. Ba tay đua Việt Nam được Vietnam Motorsports Association (VMA) cử đi tham dự giải đua trên gồm Nguyễn Hồng Vinh, Trương Nam Thành và Nguyễn Đức Duy đều đến từ đội Redline Racing. 

Tại Việt Nam, Redline Racing được biết đến như một trường dạy đua xe. Các học viên của Redline đã đoạt khá nhiều danh hiệu trong các giải đua offroad và onroad trong những năm gần đây.

Trong 3 tay đua người Việt, anh Nguyễn Hồng Vinh (sinh năm 1974) là người có nhiều kinh nghiệm nhất. Hai tay đua còn lại là Trương Nam Thành (sinh năm 1987) và Nguyễn Đức Huy (sinh năm 1986) đều là những tay lái kỳ cựu, đã có các danh hiệu trong các giải đua tại Việt Nam.

Anh Nguyễn Hồng Vinh - đội trưởng đội đua - chia sẻ: “Loại hình đua xe Gymkhana Time Attack rất thích hợp với hạ tầng Việt Nam. Chúng tôi hy vọng với sự tham gia lần này, Việt Nam sẽ có kinh nghiệm để tổ chức những cuộc đua dạng này trong tương lai gần. Motorsport là 1 khái niệm mới với người Việt Nam, nhưng với sự kiện F1 sắp tới, Việt Nam sẽ phát triển motorsport rất nhanh và chúng ta nên chuẩn bị thật tốt”.

Sau khi trải nghiệm lần thi đấu đầu tiên tại Asia Auto Gymkhana Championship 2019, Anh Nguyễn Hồng Vinh - đội trưởng đội đua hài hước nhận xét: 

Trò này lạ quá! 

Đi đã "khoai" mà nhớ được đường càng "khoai" hơn, nhất là với các team tay lái thuận như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Việt Nam. 

Thu hoạch lớn nhất của đội mình lần này là kiếm được game mới cho dân ta chơi - Các tổ lái Việt Nam chuẩn bị tinh thần nhé, xe nào cũng tham gia được - "Dễ làm, dễ chơi, chỉ khó giỏi thôi".

Sau 4 năm bị hoãn tổ chức vì dịch bệnh Covid-19 thì năm 2024, giải đua ASIA AUTOGYMKHANA CHAMPIONSHIP đã được tổ chức và 3 vận động viên gồm: Phạm Hoàng Đức, Nguyễn Trung Quân và  Phạm Thanh Dung sẽ đại diên cho đội tuyển AutoGymkhana Việt Nam tham gia giải đua cấp châu lục với 16 quốc gia tham dự. 

Vòng đầu tiên (Round 1) sẽ thi đấu tại trung tâm Thành phố Đài Bắc hứa hẹn sẽ rất sôi động vào ngày 20 và 21 tháng 4 năm 2024.

Những ứng viên hàng đầu tại các giải AutoGymkhana Châu Á luôn điểm tên Indonesia, Australia, New Zealand, Malaysia, Hongkong, Thái Lan và Philippines.