Khác với xe ôtô số tự động, xe số sàn là loại xe ôtô có cần số và tài xế phải trực tiếp điều khiển bằng tay và chân côn. Xe số sàn còn được gọi là xe số tay (Manual Transmission) có những bộ phận khác biệt so với xe hơi tự động như sau:
+) Bộ phận côn xe cho phép đóng ngắt hệ thống truyền động. Chính bộ phận này giúp cho tài xế dễ dàng thay đổi số của động cơ một cách chủ động. Bộ phận này còn được gọi là bộ ly hợp và việc sử dụng thuần thục côn xe sẽ giúp bạn thay đổi tốc độ xe một cách nhẹ nhàng.
+) Hộp số xe ô tô là một bộ phận trung gian nằm giữa động cơ và bánh xe. Hộp số giữ vai trò thay đổi tỉ số truyền động giữa động cơ và bánh xe. Quy tắc cơ bản của hộp số là số thấp thì sức kéo của xe mạnh và tốc độ chậm. Với số cao thì xe sẽ chạy với tốc độ nhanh nhưng sức kéo của xe thấp.
+) Bộ phận tay điều chỉnh số dùng để điều chỉnh số của xe. Mỗi lần thay đổi số xe, bạn cần phải đạp hết côn xe và dùng tay để điều chỉnh cần số cho phù hợp với nhu cầu.
+) Cần tay điều chỉnh xe số sàn
Học lái xe ô tô số sàn trong 16 bước
Bước 1- Hiểu về nguyên tắc hoạt động của bộ ly hợp (côn) khi lái xe ôtô số sàn
Bước 2- Điều chỉnh ghế ngồi phù hợp khi lái xe ôtô số sàn, chỉnh gương chiếu hậu trong ngoài để tầm quan sát được tốt nhất.
Bước 3- Thắt dây an toàn khi lái xe ôtô.
Bước 4- Đạp hết chân côn (bàn đạp ly hợp)
Bước 5- Kiểm tra chắc chắn cần số đang ở vị trí N (Neutral) và phanh tay đang được kéo phanh khi lái xe ôtô số sàn trước khi khởi động xe.
Bước 6- Khởi động xe
Bước 7- Sau khi khởi động xe, có thể bỏ chân khỏi bàn đạp ly hợp.
Bước 8- Nhả phanh tay.
Bước 9- Chân trái đạp bàn đạp ly hợp hết hành trình, tay phải di chuyển cần số sang số 1.
Bước 10- Chân trái từ từ nhả chân côn cho đến khi xe di chuyển
Bước 11- Sau đó dùng chân phải mớm nhẹ bàn đạp ga để xe di chuyển theo ý muốn.
Bước 12- Sau khi xe di chuyển, vòng tua máy đạt khoảng 2.500 đến 3.000 vòng/phút, tiến hành đạp côn hết hành trình rồi sang số 2
Bước 13- Từ từ nhả chân côn và ấn nhẹ bàn đạp ga
Bước 14- Tiếp tục đạp ga và bỏ hoàn toàn chân côn
Bước 15- Khi muốn dừng lại, di chuyển chân phải từ bàn đạp ga sang bàn đạp phanh và đạp cho đến khi xe giảm tốc độ
Bước 16- Một khi đã làm chủ và thuần thục cách sử dụng số sàn, thì người lái có thể kiểm soát chiếc xe theo phong cách của từng tài xế.
Lái xe số sàn sao cho đúng cách
Khác với số tự động, việc lái xe số sàn cần nhiều thao tác thuần thục, nhưng các kinh nghiệm lái xe cùng những hướng dẫn lái xe số sàn cho người mới học đúng cách thì không phải ai cũng biết, vì vậy rất dễ dẫn đến sai thao tác.
- Sai lầm thứ nhất (phổ biến nhất) là khi vào cua, tài xế trả về số N (số mo, số 0) quá lâu. Khi xe vào cua, không nên ngắt li hợp mà chỉ nên nhả chân ga để giảm tốc độ. Khi vào cua mà bạn để cho xe chạy bằng quán tính bằng cách ngắt li hợp hay về số N thì bánh xe sẽ ít bám đường hơn là khi bạn nhấn ga nhẹ và giữ cho xe chạy chậm.
** Hãy nhớ "Bỏ chân ga thì rà chân phanh" - Đây là thao tác thường xuyên khi lái xe. Chân phải khi không dùng để nhấn ga phải ngay lập tức chuyển sang để hờ lên bàn đạp phanh, sẵn sàng xử lý tính huống tiếp theo.
- Sai lầm thứ hai là về số mo hay ngắt li hợp khi xuống đèo dốc để tiết kiệm nhiên liệu nhưng thực tế lại mất an toàn. Khi xe xuống đèo dốc mà không có lực hãm hỗ trợ từ hộp số sẽ khiến hệ thống phanh phải làm việc liên tục. Khi hệ thống phanh quá nhiệt thì phanh sẽ mất tác dụng và sẽ xảy ra tai nạn.
** Hãy nhớ "Lên số nào, xuống số đó" - khi di chuyển ở nơi đèo dốc thì nên nhớ lên số nào thì xuống số đó. Tuy nhiên, câu nói trên còn hàm ý nhắc lái xe khi thả dốc dài thì không được đi số cao hoặc về mo.
- Sai lầm thứ ba (kể cả các giáo viên dạy lái) là để tránh xe bị chết máy khi phanh, cần đạp chân côn (ngắt ly hợp) trước khi đạp phanh. Đây là thao tác rất nguy hiểm khi mất đi khả năng xử lý tình huống bất ngờ. Thật ra, thao tác cần thực hiện ngược hẳn: đầu tiên là chân phanh, và khi xe gần dừng hẳn mới đạp côn, cắt ly hợp.
** Hãy nhớ "Đi chậm côn trước phanh sau, đi nhanh phanh trước côn sau an toàn"
- Sai lầm thứ tư là không sử dụng số thấp khi vượt. Khi lái xe số sàn trong thành phố thường phải chuyển số liên tục nhưng khi thời tiết xấu, số thấp là sự bảo đảm bổ sung cho an toàn. Tất nhiên, khi chuyển số xe không được lắc, giật. Thao tác chuẩn xác khi chuyển số là một trong những thước đo để đánh giá kinh nghiệm của người lái.
- Sai lầm thứ năm là thực hiện kỹ thuật “chuyển số tắt” (có nghĩa là khi chuyển từ số thấp sang số cao hơn và bỏ qua một số trung gian nào đó). Chẳng hạn như từ 3 sang thẳng số 5 để tiết kiệm nhiên liệu. Sẽ phức tạp hơn nếu cần chuyển gấp về số thấp, chẳng hạn như số 4 về số 2. Trong trường hợp này, để tránh hỏng động cơ và ly hợp, vào thời điểm nhả chân côn, cần nhấn thêm chân phanh mạnh hơn so với bình thường, đây là kỹ thuật lái xe số sàn an toàn mà bạn cần nắm trước khi lái xe ra cao tốc hoặc xa lộ.
1) Sau khi xe đã dừng trên dốc, kéo phanh tay với mục đích là thay phanh chính để giữ xe đứng yên.
2) Khi đó, bỏ chân phanh và đặt vào chân ga.
3) Khi cần di chuyển từ vị trí đứng yên trên dốc, lái xe cắt côn vào số và nhả côn. Đạp mớm ga như lúc khởi động xe bình thường trên đường bằng phẳng. Lúc này phanh tay vẫn chưa nhả nên xe chắc chắn không bị trôi.
4) Tiếp tục nhả côn từ từ đến khi thấy tay lái hoặc cần số rung lên (báo hiệu các lá côn đã bắt vào nhau) thì nhả nhẹ phanh tay, nghe ngóng nếu thấy xe không trượt thì thả nốt phanh tay, xe sẽ tự bò lên. Có thể mớm nhẹ chân ga nếu xe chưa di chuyển.
Sai lầm dẫn đến xe bị tụt dốc lúc đề pa là do quá trình nhả côn
Trong lúc nóng vội, các lái xe thường không kiểm soát được chân ga , chân côn và chân phanh dẫn đến việc bị tụt dốc lúc đề pa, để cải thiện tình trạng đó bạn cần nắm được những kỹ thuật lái xe số sàn lên xuống dốc an toàn như:
+) Không điều khiển được chân côn, dẫn đến nhả côn quá tầm, dẫn đến chết máy.
+) Trước khi nhả côn, phải ga thốc lên tầm vòng tua máy 1.500 - 2.000 vòng/phút, nhưng trong quá trình nhả côn lại không giữ đều chân ga khiến đầu xe sẽ không ngóc lên được.
+) Khi nhả côn, đầu xe chưa ngóc lên đã cắt phanh tay, khả năng tụt dốc là 95%. Bạn vẫn chỉ có thể cứu bạn nếu nhã thêm chút côn và ga thốc lên.
+) Sau khi cắt phanh tay, không giữ nguyên chân côn, chân ga lúc bắt đầu cắt phanh tay. Khả năng tụt dốc là 98%, 2% cho bạn bình tĩnh đạp côn, phối hợp với phanh và kéo phanh tay để thực hiện lại cú đề-pa.
Tóm lại trong quá trình từ lúc bắt đầu thực hiện cú đề-pa ngoạn mục của bạn thì tay phải của bạn luôn cầm lấy cái phanh tay và hãy thật bình tĩnh. Đối với những xe ôtô máy còn ngon có thể đề-pa như sau mà không cần kéo phanh tay:
+) Đạp côn với phanh để dừng trên dốc.
+) Khi đi, bạn hơi nhả côn thật từ từ, khi thấy xe rung rung lên, chuyển chân phanh sang chân ga, ga thốc lên, đảm bảo lên dốc 100%. Cách này chỉ dùng cho thời gian đỗ xe ngắn, nếu không sẽ xảy ra tình trạng mỏi chân.
Đề-pa trên ĐƯỜNG DỐC KHI KẸT XE
Nếu dùng theo cách thông thường là sử dụng “CÔN - PHANH TAY - GA” hoặc “CÔN - PHANH CHÂN - GA” liên tục trên đường dốc khi kẹt xe sẽ khiến bạn vã mồ hôi, chân tay bạn mỏi nhừ.
+) Để đề-pa liên tục trên ĐƯỜNG DỐC KHI KẸT XE cần phải luyện thêm thật nhuần nhuyễn “CÔN - GA”.
+) Để có thể giữ xe đứng trên dốc chỉ bằng CÔN - GA thì ÂM MỘT ÍT hay MỘT NỮA CHÂN CÔN và MỚM GA vừa phải để xe đứng tại dốc, nếu xe có hiện tượng lùi thì THÊM CHÚT GA, nếu xe hơi nhích lên thì GIẢM CHÚT GA.
Bảng tương quan giữa các cấp số với tốc độ của xe:
Số 1: tốc độ 8 – 16 km/h
Số 2: tốc độ 16 – 32 km/h
Số 3: tốc độ 32 – 48 km/h
Số 4: tốc độ 48 – 72 km/h
Số 5: tốc độ từ 72 km/h trở lên
Số N: Không lăn bánh – 0 km/h
Số R: Lùi với tốc độ tương ứng số 1 (8 – 16 km/h)
Bảng này chỉ mang tính chất tham khảo. Bởi mỗi hộp số của từng hãng xe, thậm chí từng mẫu xe sẽ có sự phân chia tỷ lệ truyền khác nhau theo đặc điểm thế mạnh của xe.
Số 1: Đầy là số có lực dẫn động cao nhất và tốc độ thấp nhất, sử dụng khi xe bắt đầu đề pa khởi hành, xe cần leo dốc cao…
Số 2, 3: Số 2 có lực dẫn động cao thứ nhì – thấp hơn số 1 nhưng tốc độ cao hơn số 1, thường dùng sau số 1. Tương tự sốc 3 có lực dẫn động thấp hơn số 2 nhưng tốc độ cao hơn số 2. Số 2 và số 3 thường dùng khi xe chạy ở tốc độ thấp.
Số 4, 5, 6: Các số này dùng khi xe chạy với tốc độ trung bình đến cao. Khi này xe không cần lực dẫn động lớn mà cần duy trì tốc độ ổn định.
Không để chân chờ trên bàn đạp côn
Ly hợp chính là cầu nối giữa động cơ và hộp số. Chân côn có nhiệm vụ điều khiển quá trình ngắt ly hợp để xe có thể dừng mà động cơ vẫn hoạt động.
Do vậy, việc gác chân lên bàn đạp côn có thể tạo ra lực khiến bố ly hợp không khớp với động cơ, dẫn đến trượt ly hợp. Hậu quả trượt ly hợp là công suất không được truyền tải đủ, nhiên liệu bị tiêu hao nhiều và đặc biệt là làm ly hợp bị mòn nhanh hơn.
Nhiều xe có bàn đạp côn nhẹ nên dễ bị tác động lực. Nếu người lái thường xuyên gác chân lên chân côn sẽ ảnh hưởng nhiều đến bộ ly hợp. Việc đặt chân lên chân côn khi xe đang di chuyển là điều không cần thiết và không nên.
Không dùng côn khi xe đứng dốc
Có nhiều cách đề pa lên dốc và đứng dốc, phổ biến nhất là dùng phanh tay. Bên cạnh đó không ít người dùng cách vê côn. Với cách này, người lái sẽ đạp chân côn, sau đó mớm ga để xe không bị trượt.
Nhưng không nên dùng cách này bởi dễ làm côn nhanh mòn vì ma sát nhiều. Nếu cần thiết thì chỉ nên áp dụng khi xe dừng ngang dốc tức thời. Với người mới học lái xe ô tô số sàn, cách khởi hành ngang dốc xe số sàn tốt nhất vẫn là dùng phanh tay.
Không nên vừa đạp phanh vừa đạp côn (để tránh cho xe chết máy) khi giảm tốc
Lý do là khi đạp côn (ly hợp) thì phanh động cơ (sức ghì từ động cơ) sẽ không còn tác dụng, xe sẽ bị trôi và tăng quãng đường phanh.
Thời điểm tốt nhất để đạp côn là ngay trước khi xe dừng hẳn, như vậy vẫn đảm bảo quãng đường phanh ngắn nhất mà xe không tắt máy. Nếu tình huống quá nguy hiểm, ưu tiên hàng đầu vẫn là giảm tốc độ xe nhanh nhất có thể, việc xe tắt máy hay không không còn quan trọng.
Ít ai biết là xe số sàn cũng có thể sang số mà không cần phải sử dụng đến chân côn. Cách này chỉ sử dụng được khi xe đang lăn bánh, tức là lúc bắt đầu di chuyển để vào số 1 thì tài xế vẫn phải đạp côn để vào số 1 cho xe di chuyển.
Khi xe đang di chuyển, nhấn chân ga lên vòng tua máy khoảng 2.000-2.500 vòng/phút thì nhả ga. Ngay lúc này, đẩy cần số về N (số mo), sau đó đẩy về số 2 hoặc các số muốn sử dụng.
Để xe chạy êm ái thì tài xế nên sử dụng các số đồng tốc.
Ví dụ, đang đi ở tốc độ 20 km/h thì có thể vào số 3.
Tuyệt đối không nên sử dụng trong đường phố đông đúc.
Để thực hiện được kỹ thuật trên, trước hết hãy là một tài xế lái xe và vào số xe bằng chân côn một cách thuần thục.
Tài xế mới hay còn non tay tuyệt đối không nên sử dụng kỹ thuật này vì nếu không quen có thể hại hộp số, nặng có thể vỡ bánh răng hộp số và nguy hiểm cho người ngồi trên xe cũng như người đi đường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét