11/05/2022

Giải đua 24 hours of Le Mans

Giải đua 24 hours of Le Mans hay Lemans 24h là giải đua xe ô tô tàn khốc thử thách về độ bền khi các xe phải đua liên tục trong 24 giờ liên tục với tốc độ trên 200 km/h trên đường đua Circuit de la Sarthe dài 8,5 km tại Le Mans, Pháp được tổ chức thường niên từ năm 1923 bởi Automobile Club de l'Ouest (ACO).

Cuộc đua là một thử thách thực sự về sự bền bỉ của cả xe là người lái, khi họ phải trải qua vòng đua 24 giờ liên tục mà không bị hỏng hóc về động cơ, lốp và hệ thống phanh. 

Mỗi lái xe phải chạy ít nhất 2 giờ liên tiếp mới được dừng để đổi lái. 

Mỗi đội chỉ được có tối đa 3 lái xe và thay thế nhau lần lượt. 

Các lái xe có thể nghỉ ngơi và ăn uống trong khoảng thời gian đến lượt mình quay lại đường đua. Các xe đua phải trang bị động cơ đảm bảo duy trì trong 24h với những trang bị về máy móc, động cơ, nhiên liệu, lốp, phanh.

Ban đầu cuộc đua được tổ chức dành cho những chiếc xe đua thể thao thông thường được bán ra ngoài cho khách hàng. Về sau, khi công nghệ đua phát triển, đòi hỏi về tốc độ càng ngày càng cao nên những mẫu xe thông thường được phát triển về hiệu suất và tính chất an toàn để đảm bảo cho các chặng đua. Các đội đua tham dự Các đội đua tham dự Le Mans khá phong phú và đa dạng. 

Ngày trước thông thường là các nhà sản xuất xe, những đại diện luôn háo hức được chứng tỏ sức mạnh của mình, sự bền bĩ, khả năng tiêu thụ nhiên liệu ở chặng đua. Còn có các đội đua chuyên nghiệp bao gồm những tay đua lựa chọn các mẫu xe đua đại diện để tham gia thi đấu. Bên cạnh đó còn có các đội đua được một số tập đoàn lớn "chống lưng" lấy tên tuổi cho mục đích thương mại của mình. Không thể không kể đến các đội đua nghiệp dư cũng góp phần tạo nên sắc màu cho giải đua.

Quy trình cuộc đua Lemans 24h 

Cuộc đua thường được diễn ra vào khoảng tháng 6 hàng năm(mùa hè). Đây là khoảng thời gian được xem là có khí hậu khá khắc nghiệt, với nhiệt độ đôi khi rất cao và những cơn mưa lớn thì không thể đoán trước. Đây là thời điểm mà khí hậu ở Pháp khá nắng cộng thêm vào sức nóng của những chiếc xe đua khiến cho những chiếc quạt thông gió của xe đua luôn làm việc hết công suất. Mục đích của BTC cuộc đua cũng nhằm muốn các tay đua thể hiện hết được khả năng, sức bền và sự dẻo dai của mình trong điều kiện thời tiết vô cùng khó khăn.

Cuộc đua thường được bắt đầu vào khoảng giữa giờ chiều, đua qua đêm và sáng kết thúc vào thời điểm cuộc đua bắt đầu ở ngày hôm sau. Trong 24h, các đối thủ sẽ phải hoàn thành chặng đua hơn 5.000 km. Kỷ lục hiện tại được thiết lập vào năm 2010 khi với thời gian 24h, đã hoàn thành chặng đua 5.410 km.

Cuộc đua đã mang đến cảm hứng cho rất nhiều cuộc đua khác trên thế giới theo mẫu đua 24h như tại các trường đua như Daytona, Nurburgring, Spa-Francorchamps, Sebring và núi Panorama. Hiện nay, giải đua American Le Mans Series và European based Le Mans Series được phát triển dựa trên khuôn mẫu của giải đua 24 Hours of Le Mans. 

Trong một thời gian dài, giải đua 24 Hours of Le Mans được xem như giải đua xe thế giới mặc dù danh tiếng của giải đua 24 Hours of Le Mans luôn lớn mạnh hơn giải đua thế giới. 24 Hours of Le Mans được xem là một trong những bộ phận quan trọng của giải đua xe thế giới cùng với F1, IndyCars và Sports Car racing trong sự nghiệp của mỗi tay đua. Ngoài ra, nó còn được xem như là 1 trong 3 giải đua lớn nhất thế giới cùng với giải đua 12 Hours of Sebring và 24 Hours of Daytona.

Xe đua Lemans 24h 

Thông thường, mỗi cuộc đua có khoảng 50 chiếc xe đua tham dự. Mỗi chiếc xe đua cần đảm bảo ít nhất 2 chỗ ngồi. Mặc dù những năm gần đây đã có yêu cầu đặt duy nhất 1 ghế lái trong cabin lái. Đặc biệt, những chiếc xe đua không được quá 2 cánh cửa và buồng lái thì không có cửa.

Mặc dù tất cả các xe đua đều cạnh tranh cùng lúc nhưng sẽ được chia theo từng phân khúc khác nhau. Sẽ có giải thưởng trao cho từng phân khúc và giải thưởng chung cuộc. Số lượng các phân hạng đua thay đổi theo mỗi năm. Ban đầu được chia thành 2 phân hạng: LMP1 và LMP2, việc chia này được theo tốc độ, trọng lượng, sản lượng điện năng. 

Từ năm 2011 có thêm 2 phân hạng là GT Endurance Pro và GT Endurance AM. 

Như vậy, Lemans 24h có 4 phân hạng đua là: LMP1, LMP2, LM GTE Pro và LM GTE Am.  

LMP1 và LMP2 dành cho những xe đua chuyên dụng chỉ xuất hiện trong đường đua, sau đó LMH (Le Mans Hypercar) được xem như là thay thế cho phân hạng LMP1 và là phân hạng cao nhất diễn ra theo quy chuẩn của FIA WEC. 

LM GTE Pro và LM GTE Am là phiên bản nâng cao của các loại xe thể thao có công suất khoảng 500 mã lực. GTE-Pro dành cho các tay đua chuyên nghiệp toàn thời gian và các đội sản xuất, trong khi GTE-Am dành cho các tay lái nghiệp dư và các đội tư nhân.

Các quy định về năng lượng sạch được FIA áp dụng ngặt nghèo hơn trong thể thức đua WEC (World Endurance Championship) cũng đặt ra nhiều thử thách cho các đội đua tham gia trong việc phát triển công nghệ và những cỗ xe đua mới.

Tay đua Lemans 24h

Ban đầu, không có quy định về số lượng các tay lái tham gia trên một chiếc xe đua hoặc quy định về việc điều khiển xe của họ. Mặc dù vậy, trong những thập kỷ đầu tiên gần như các đội đua đều sử dụng 2 tay lái. Một số tay đua tại Le Mans như Pierre Levegh và Eddie Hall đã cố gắng chạy đua 1 mình với hy vọng sẽ tiết kiệm được thời gian thay lái. Tuy nhiên, việc này đã bị cấm.

Cho đến những năm 1980, các đội đua vẫn duy trì nguyên tắc 2 tay lái trên một chiếc xe đua. Tuy nhiên, từ cuối thập niên này các quy tắc đã được thay đổi, ít nhất phải có 3 tay đua trên xe để đảm bảo về độ an toàn và sức khỏe cho tay lái. Đến năm 1990, do tốc độ của xe và sự căng thẳng áp lực lên các tay lái nên các mẫu xe đua càng được chú ý đến độ an toàn. Chính vì thế đã có quy định mỗi tay lái không thể lái xe quá 4 tiếng đồng hồ liên tục và không một lái xe nào được chạy quá 14h trong tổng số thời gian. Điều này góp phần làm giảm mệt mỏi và đảm bảo an toàn cho các tay đua.

"Chìa khóa" tại Lemans 24h

Một trong những chìa khóa chiến thắng tại Le Mans chính là tốc độ tối đa được mang đến trong thời gian dài. Điều này có nghĩa là các hãng sản xuất ô tô sẽ nỗ lực mang đến cho chiếc xe đua của mình một tốc độ tối đa nhưng ít biến động. 

Trong khi các đối thủ cạnh tranh nỗ lực giảm cân cho chiếc xe đua thì Bugatti lại bắt đầu phát triển đẩy mạnh khí động học. Với việc sử dụng các đường cong đơn giản không cầu kỳ nhằm tăng tốc độ là một trong những bí kíp của nhà vô địch. 

Sau khi chiến tranh thế giới lần II kết thúc, 24 Hours of Le Mans quay trở lại hầu hết các nhà sản xuất xe đều chú ý đến việc sắp xếp khí động học hợp lý. Một ví dụ đáng chú ý trong những thay đổi được mang lại bởi khí động học giải đua năm 1950. 

Nhiều năm trôi qua, phần thân xe có thể lớn hơn nhưng lại được làm với những vật liệu nhẹ. Thân xe lớn có thể cung cấp thêm lực cho các biến mà không làm tăng lực cản cho phép xe đua duy trì tốc độ tối đa.

Lịch sử Lemans 24h 

1923-1939

24 Hours of Le Mans lần đầu tiên được tổ chức vào ngày 26-27 tháng 5 năm 1923 tại các đường giao thông xung quanh Le Mans. Ban đầu, ban tổ chức dự định sẽ tổ chức theo khuôn khổ 3 năm 1 lần. Ý tưởng này đã bị loại bỏ vào năm 1928 và giải đua được tổ chức thường niên tìm ra người chiến thắng từng năm 1. Các giải đua thời kỳ đầu gắn liền với chiến thắng của các đội như Pháp, Anh, Ý của các nhãn hiệu như Bugatti, Bentley, và Alfa Romeo, Marques chi phối. Những đổi mới trong lĩnh vực thiết kế ô tô đã bắt đầu xuất hiện vào cuối những năm 1930 khi Bugatti và Alfa Romeo bắt đầu đưa vào cuộc đua những mẫu thân xe chạy khí động học cao hơn. Cuộc đua bị gián đoạn khoảng 10 năm do những bạo loạn tại nước Pháp và chiến tranh thế giới lần thứ 2.

1949-1969 

Năm 1949 là cuộc đua 24 Hours of Le Mans trở lại với người hâm mộ sau giai đoạn gián đoạn lâu dài. Sau khi hình thành các giải vô địch đua xe quốc tế vào năm 1953 có sự góp mặt của Le Mans thì các nhãn hiệu hành đầu như Ferrari, Aston Martin, Mercedes-Benz, Jaguar, và nhiều hãng khác bắt đấu tập trung vào việc sản xuất các mẫu xe dành riêng cho việc đua xe. Tuy nhiên, đôi khi sự cạnh tranh có thể dẫn tới bi kịch, năm 1955 một tai nạn thảm khốc đã xảy ra khi tay đua Pierre Levegh bị tai nạn đâm xe đua của mình vào đám đông khán giả khiến 80 người chết. Vụ việc đã làm kinh động cả làng đua xe bây giờ. Tuy mức độ an toàn chưa được đảm bảo nhưng mỗi chiếc xe thời đấy cũng sở hữu tốc độ khoảng 320km/giờ. 

1970-1980 

Bước vào thập kỷ mới, cuộc đua đã trở lại với những mẫu xe đua sở hữu tốc độ "cực đoan hơn". Porsche 917, 935, và 936 đã thống trị giải đua suốt một thời gian dài, nhưng sự hồi sinh của nhà sản xuất nước Pháp đã mang lại những chiến thắng đầu tiên kể từ năm 1950. Thập kỷ này cũng chứng kiến những màn trình diễn ấn tượng từ các tay đua nghiệp dư. Tay đua John Wyer của Mirage đã giành chiến thắng vào năm 1975 với mẫu xe đua mang tên Jean Rondeau 1980. 

1981-1993 

Kể từ năm 1980, Porsche là cái tên được nhắc nhiều nhất tại 24 Hours of Le Mans với những thách tích đáng ngưỡng mộ trong việc tiết kiệm nhiên liệu. Jaguar và Mercedes-Benz cùng trở lại và là một đối thủ thách thức đáng gờm. Đặc biệt Jaguar là nhãn hiệu đầu tiên phá vỡ sự thống trị của Porsche với những chiến thắng trong năm 1988 và 1990 (với các XJR-9 và Jaguar XJR-12 tương ứng). Mercedes-Benz cũng gặt hái thành công trong năm 1989 khi mang tên giải đua mẫu xe được mệnh danh "Mũi tên bạc" Sauber C9.

1994-1999 

Sau khi giải đua xe thế giới bị gián đoạn, Le Mans đã nghĩ đến việc hồi sinh bằng những mẫu xe đua lớn. Do những quy tắc còn lỏng lẻo nên Porsche đã thành công trong việc thuyết phục BTC rằng Dauer 962 là một siêu xe đủ sức tham gia giải đua này. 

2000-2005 

Nhiều nhà sản xuất ôtô lớn rút khỏi cuộc đua xe thể thao sau giải đua 1999, bởi vì các chi phí liên quan. Chỉ có Cadillac và Audi vẫn duy trì vị trí đứng của mình tại Le Mans. Với những ưu thế của R8, Audi liên tiếp dành chiến thắng trong những cuộc đối đầu. Cadillac đã liên tiếp thất bại sau 3 năm. Mặc dù các nhãn hiệu như Panoz, Chrysler, và MG đều nỗ lực nhưng không mẫu xe nào vượt qua được hiệu suất của R8. Sau ba chiến thắng liên tiếp, Audi cung cấp động cơ, đội ngũ nhân viên và tay đua của mình cho đối tác Bentley, nhãn hiệu trở lại vào năm 2001.

Từ năm 2006 

Sau những chiến thắng vang dội của R8 thì vào cuối năm 2005, Audi tiếp tục mang đển với giải một thách thức mới R10 TDI. Mặc dù không phải là động cơ diesel đầu tiên được sử dụng trong giải đua nhưng nó là mẫu xe đầu tiên chiến thắng tại Le Mans. Thời kỳ này đã có nhiều mẫu xe sử dụng các nhiên liệu khác nhau như ethanol sinh học, 

Vào năm 2008, giải đua 24 Hours of Le Mans thực sự là một cuộc đua lớn giữa R10 TDI Audi và Peugeot 908 HDi FAP. Sau 24 giờ đua, chiếc Audi đã giành chiến thắng với việc cán đích nhanh hơn đối thủ của mình 10 phút. 

Năm 2009, 24 Hours of Le Mans chứng kiến hệ thông phục hồi năng lượng mới của Peugeot. Aston Martin tập trung vào phân lớp LMP1, nhưng vẫn chạy đua GT1 với các nhóm tư nhân khác. Audi vẫn tiếp tục mang R15 TDI tới thi đấu nhưng Peugeot mới là người chiếnn thắng đầu tiên từ năm 1933. 

Năm 2011, Porsche vẫn là nhà sản xuất thành công nhất với 16 chiến thắng kỷ lục tổng thể, trong đó có kỷ lục 7 lần thắng liên tiếp.

Thành tích tay đua Lemans 24h

Giải đua 24 Hours of Le Mans được đánh giá là một trong những giải đua lâu đời nhất hành tinh, vì thế danh sách những tay đua, đội đua vinh danh cũng không hề ít. Tay đua được vinh danh thành công nhất lịch sử Le Mans là tay đua người Đan Mạch Tom Kristensen với tám chiến thắng. 

Trong nhiều năm qua, các nhà sản xuất đã bắt đầu chú trọng đến việc xây dựng hình ảnh của mình thông qua các cuộc đua. 

Đến nay, Porsche là nhãn hiệu thành công nhất trong lịch sử giải đua, với 16 chiến thắng tổng thế, trong đó có 7 chiến thắng liên tiếp từ năm 1981-1987. 

Theo ngay sau là Audi với 10 chiến thắng, Ferrari đứng thứ 3 với 9 chiến thắng, trong đó có 6 chiến thắng liền mạch từ 1960-1965.

Giai đoạn gần đây, Audi đã thống trị giải đua, thắng 10 trong 14 lần tham dự. Audi và đội Joest đã có hai hat-trick, đầu tiên là vào năm 2000, năm 2001, và 2002. 

Jaguar có bảy trận thắng, trong khi Bentley, Alfa Romeo, và Ford đều thu được những chiến thắng khi tham gia. 

Mazda là nhãn hiệu duy nhất của Nhật Bản dành được chiến thắng tại Le Mans, mặc dù các nhãn hiệu Nhật Bản đều rất nỗ lực khi tham gia giải đua này. Chiến thắng năm 1991 của Mazda là chiến thắng chỉ với một động cơ quay. Hai tay đua nổi bật với số lượng lần chiến thắng là Jacky Ickx và Dane Tom Kristensen. Jacky Ickx là tay đua đầu tiên thiết lập được kỷ lục với 6 chiến thắng được gặt hái từ năm 1969 và 1982, trở thành tay đua vĩ đại của Le Mans thời bấy giờ.Tuy nhiên kỷ lục đó đã bị phá vỡ bởi Dane Tom Kristensen với 8 chiến thắng từ 1997 và 2008, trong đó có sáu liên tiếp. Tay đua Woolf Barnato 3 lần chiến thắng liên tiếp (1928-1930) và tay đua huyền thoại người  Mỹ AJ Foyt (1967) giành chiến thắng trong lần duy nhất tham gia. 

Tai nạn đường đua Lemans 24h

24 Hours of Le Mans là một cuộc đua được đánh giá mức độ nguy hiểm và thửu thách khá cao. Trong lịch sử cuộc đua, đã có nhiều vụ tai nạn xảy ra, một vài trong số đó đã gây tử vong cho tay đua.

Thời điểm tồi tệ nhất trong lịch sử Le Mans là cuộc đua năm 1955, khi tay đua Pierre Levegh bị lệch lái đã tông vào phía khán giả khiến cho tay đua này và 80 khán giả bị thiệt mạng. Vụ tai nạn đã khiến cả làng thể thao rúng động, các chặng đua năm 1955 đã bị hủy bỏ. Một số quốc gia tham gia chặng đua đã có những phản ứng, ví dụ như Đức và Thụy Sĩ đã cấm phát chương trình về cuộc đua này trên toàn quốc. Sau tai nạn này, BTC bắt đầu xây dựng những quy định nghiêm khắc về an toàn cho các dòng xe ô tô thể thao, tay đua và khán giả. 

Năm 1986, tay đua Jo Gartner lái chiếc 962C Porsche bị mất lái và đâm thẳng vào Mulsanne khiến anh chết ngay tại chỗ.

Mercedes-Benz cũng là một trong những nhãn hiệu xe gặp tai nạn trong lịch sử cuộc đua, nhưng may mắn không có thương vong nào xảy ra. Năm 1991, chiếc CLRs Mercedes-Benz tham gia cuộc đua với công nghệ khí động học không ổn định. Mercedes đã tuyên bố họ đã giải quyết được vấn đề đó sau ngày thử xe nhưng vấn đề đã xảy ra ngay giờ làm nóng máy. Tay đua Mark Webber đã bị lật xe 2 lần. Tay đua Peter Dumbreck thì bị bay qua hàng rào. Sau những vụ tai nạn này, Mercedes quyết định rút khỏi cuộc đua. 

Năm 2011, hai vụ tai nạn khủng khiếp xảy ra đối với 2 trong 3 chiếc xe tham gia đua của Audi trong lớp LMP1. Chiếc xe đua của Allan McNish đã va chạm với một chiếc xe của Ferrari khiến cho chiếc xe đua của McNish bị va đập mạnh vào hàng rào và vỡ thân xe. Tay đua thứ 2 của Audi là Mike Rockenfeller cũng gặp tai nạn khi va chạm với chiếc Ferrari GT.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét