11/11/2021

Điều kiện để trở thành tay đua xe ôtô

Vào ngày 08-10-2018, Công ty TNHH Hiệp hội Thể thao xe động cơ (tên tiếng anh là: Vietnamese MotorSports Association, viết tắt là VMA) được cấp giấy phép hoạt động số 0108462426 

Ngày hoạt động: 05/10/2018

Đại diện pháp luật: Trần Kiên Cường

Giám đốc công ty: Nguyễn Thị Quý Phương

Điện thoại trụ sở: 02439749350

Trụ sở chính ở: Tầng 2, Tòa T4, khu đô thị Times City, Số 458 phố Minh Khai, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

Văn phòng : Phòng 204, Toà nhà Symphony, Đường Chu Huy Mân, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội. 

Công ty TNHH Hiệp hội Thể thao xe động cơ Việt Nam (VMA) là tổ chức phi lợi nhuận, đại diện cho các tay đua và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thể thao xe cơ giới với mục tiêu và sứ mệnh thúc đẩy sự phát triển toàn diện của môn thể thao này tại Việt Nam.

VMA hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính với sứ mệnh cung cấp các dịch vụ đào tạo, điều hành giải đua, vận động tài trợ vì sự phát triển bền vững của các môn thể thao đua xe tại Việt Nam và các trách nhiệm xã hội mà VMA theo đuổi.

Mỗi năm, VMA cũng sẽ tham dự nhiều Hội nghị, diễn đàn lớn của FIA để chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm từ các cơ quan điều hành quốc gia trên toàn thế giới trong việc tổ chức giải và các hoạt động phát triển bộ môn này tại Việt Nam.

Ông Lê Khắc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Ô tô Việt Nam - cho biết: Các vận động viên sở hữu bằng đua xe chính thức sẽ được công nhận, đào tạo, bồi dưỡng phát triển tài năng trong hệ thống quản lý của cơ quan điều hành thể thao quốc gia (National Sporting Authority), được tích lũy điểm và được ghi nhận thành tích thi đấu. Điều này góp phần nuôi dưỡng những hạt giống tương lai, chuyên nghiệp hoá hoạt động đua xe ô tô thể thao tại Việt Nam.
Bên cạnh việc được so tài với các tay đua đến từ các quốc gia có hàng trăm năm lịch sử công nghiệp xe hơi và đua xe ô tô thể thao, các vận động viên cũng sẽ có cơ hội được học hỏi và trau dồi kỹ năng chuyên môn thông qua các khóa đào tạo, huấn luyện từ FIA và các ASN trong khu vực.  

Ông Trần Đức Phấn – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục TDTT - nhấn mạnh: “Ở Việt Nam có nhiều bộ môn thể thao được thực hiện tự phát ở mức độ cá nhân, tổ chức, trong đó có đua xe ô tô thể thao. Tuy nhiên về góc độ quản lý còn nhiều mặt hạn chế như thiếu nguồn lực, chưa có tổ chức nào đứng ra điều hành,… Nhưng hiện nay Việt Nam đã có những điều kiện quan trọng để phát triển bộ môn đua xe ô tô thể thao: có những VĐV đủ năng lực tham gia các giải đấu quốc tế, có Hiệp hội đua xe ô tô thể thao Việt Nam, có trường đua đầy đủ cơ sở vật chất để luyện tập, có đường đua F1. Tổng cục TDTT cam kết tạo những điều kiện tốt nhất để phát triển hệ thống thi đấu cấp quốc gia đỉnh cao hơn, tạo điều kiện cho các VĐV tài năng tham dự các cuộc đua cấp quốc tế”.  

Theo ông Nghiêm Anh Quân - Tổng Thư ký Hiệp hội đua xe ô tô thể thao, lộ trình phát triển bền vững của bộ môn đua xe ô tô thể thao tại Việt Nam bao gồm:  Từ các bộ môn trải nghiệm khám phá (motorkhana, offroad, esport); các bộ môn cần đầu tư và học tập (karting, crosscar); đến các bộ môn chuyên nghiệp hơn (rally, endurance); hướng tới bộ môn đỉnh cao nhất của thể thao tốc độ (Formula).
Điều kiện cần để cấp giấy phép cho VĐV đua xe ô tô thể thao tại Việt Nam là sức khoẻ, kinh nghiệm và thành tích (tích luỹ trong hoạt động luyện tâp và thi đấu tại Việt Nam), thủ tục hành chính. Còn điều kiện đủ là các quy tắc đạo đức trong văn hoá đua xe ô tô thể thao.
Nói cách khác, các VĐV cần trở thành đại sứ của bộ môn này với cộng đồng, nêu gương cho xã hội, tuân thủ pháp luật giao thông, lan toả kỹ năng và ý thức đua xe an toàn.  

Vào ngày 5-8-2019, Bộ Văn Hóa Thể Thao & Du Lịch đã ban hành Quyết định số 2728/QĐ- Bộ VH, TT&DL về việc công nhận Ban vận động thành lập Hiệp hội Ô tô thể thao Việt Nam do ông Lê Khắc Hiệp, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup, làm Trưởng Ban và 14 thành viên. Ban chấp hành đã bầu 4 Phó Chủ tịch là bà Nguyễn Thị Quý Phương, ông Võ Kim Thanh, ông Khuất Việt Hùng và ông Ngô Việt Dũng. Tổng thư ký Hiệp hội là bà Lê Thị Thanh Tú.

VMA sẽ chủ động phối hợp với Tổng cục Thể dục Thể thao và các cơ quan chức năng có thẩm quyền địa phương trên cả nước để tổ chức, điều hành và kiểm duyệt các giải đấu trên toàn quốc theo các quy định của pháp luật Việt Nam.

Ông Vương Bích Thắng – Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của tập thể Ban vận động và các tổ chức, cá nhân đã góp sức xây dựng, phát triển môn đua xe ô tô thể thao Việt Nam: “Việc Bộ Nội vụ cho phép tổ chức Đại hội thành lập Hiệp hội Ô tô thể thao ngày hôm nay đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với việc phát triển bộ môn Ô tô thể thao. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, không chỉ với những người yêu thích, tập luyện và thi đấu môn Ô tô thể thao mà còn là sự kiện quan trọng đối với nền thể dục thể thao nước nhà”.

Tổng cục trưởng Vương Bích Thắng cũng đề nghị Hiệp hội Ô tô thể thao Việt Nam khẩn trương kiện toàn bộ máy tổ chức, hoàn thiện điều lệ và các quy chế hoạt động; đẩy mạnh công tác vận động tài trợ, phát triển tổ chức thành viên, hội viên; xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai phương hướng, nhiệm vụ của Hiệp hội đã được Đại hội thông qua…

Tháng 12-2019, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 1073/QĐ-BNV về việc cho phép thành lập Hiệp hội Ô tô thể thao Việt Nam. Đây được xem là dấu mốc quan trọng của hoạt động đua xe ô tô thể thao Việt Nam, của những người xây dựng phong trào và đông đảo những người đam mê môn đua xe ô tô thể thao.

Vào ngày 6-12-2019 tại Paris, Công ty TNHH Hiệp hội Thể thao xe động cơ Việt Nam (VMA) là cơ quan thể thao quốc gia được Liên đoàn Thể thao ô tô Thế giới (FIA) công nhận chính thức.

Việc trở thành thành viên của FIA sẽ giúp VMA triển khai một cách rộng rãi và bài bản các hoạt động phát triển bộ môn đua xe ô tô thể thao tại Việt Nam. Các thành viên của VMA có cơ hội tham gia các giải đua xe ô tô thể thao do FIA tổ chức và nhận được sự hỗ trợ tối đa trong việc tham gia thi đấu.

Ông Graham Stoker, Phó Chủ tịch phụ trách Thể thao của FIA, đã có những chia sẻ về việc FIA công nhận tư cách thành viên của VMA: “FIA đã xem xét, đánh giá kỹ lưỡng và hoàn toàn ấn tượng với những hoạt động phát triển đua xe ô tô thể thao mà VMA đã và đang triển khai tại Việt Nam. Chính vì vậy, thay vì công nhận thành viên trong 3 năm hoạt động, chúng tôi đề xuất ngoại lệ cho tổ chức này.

Ngày 7-12-2019, giải đua Việt Nam Auto Gymkhana Championship 2019 (VAGC 2019) là giải đầu tiên thuộc thể loại đua xe ô tô gymkhana được tổ chức tại Việt Nam. 

Giải đua này nằm trong hệ thống các giải thi đấu mà Hiệp hội ô tô thể thao Việt Nam (VMA) tổ chức, gồm 2 chặng vòng loại và một chặng chung kết, diễn ra vào ngày 7-12-2019 và 14-12-2019.

Vòng loại phía bắc diễn ra tại Làng Văn hóa Du lịch các Dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội vào ngày 7-12-2019. 

Vòng loại phía nam sẽ diễn ra tại Khu Du lịch Đại Nam, Hiệp An, Thủ Dầu Một, Bình Dương, ngày 14-12-2019. 

20 tay đua vượt qua vòng loại sẽ tham dự chặng chung kết ở trung tâm Hà Nội là Bờ Hồ Hoàn Kiếm, vào ngày 8-9-2-2020(tuy nhiên vòng chung kết đã bị hủy vì dịch covid-19).

Các vận động viên vượt qua vòng loại sẽ được cấp giấy chứng nhận và bằng đua xe Drift/Gymkhana từ VMA. Đây cũng sẽ là những tay đua đầu tiên Việt Nam sở hữu Giấy phép đua xe ôtô cấp Quốc Tế - đây là lối tắt để trở thành tay đua xe ôtô. 

Để trở thành tay đua xe ôtô chuyên nghiệp theo lộ trình bài bản có chiều sâu thì

Bạn cần tham gia vào một Câu bộ đua xe để được huấn luyện các kỹ thuật đua và nhận được Giấy phép đua xe ôtô cấp CLB. 

Điều kiện để được cấp Giấy phép đua xe ôtô

+) Có bằng lái xe ô tô hạng B1 trở lên.

+) Có đủ sức khỏe theo quy định lái xe.

Không phải cứ có xe ôtô riêng, biết lái xe ôtô là có thể đua xe vì 

+) Kỹ năng lái xe ôtô thông thường khác rất nhiều so với kỹ năng điều khiển xe ôtô ở tốc độ cao.

+) Luật thi đấu trong các giải đua xe ôtô khác với luật giao thông đường bộ. Và tay đua cần nắm vững điều lệ thi đấu, quy tắc an toàn thì mới được phép tham gia đua xe ôtô.

+) Nếu không đủ kiến thức và trình độ điều khiển xe ô tô ở tốc độ cao, bạn sẽ tự gây nguy hiểm cho bản thân và những tay đua khác hoặc phần thi đấu của bạn sẽ trông giống như đang tiến lùi trong Trường đào tạo lái xe những ngày đầu tập lái.

Sau khi khi được cấp Giấy phép đua xe cấp CLB rồi thì bạn tham gia các giải đua cấp CLB để được cấp Giấy phép đua xe cấp Quốc Gia rồi mới tham gia các giải đua cấp Quốc Gia (các giải đua do VMA trực tiếp điều hành) để sở hữu Giấy phép đua xe ôtô cấp Quốc Tế.

Các giải đua cấp Quốc Tế sẽ được đội Việt Nam chọn lựa các tay đua có thứ hạng cao trong các giải đua do VMA điều hành để đại diện đua chuyên nghiệp.


+) Cấp Câu lạc bộ (ký hiệu CC), 
+) Cấp Quốc Gia (ký hiệu V-D; V-C) 
+) Cấp Quốc tế (ký hiệu D-C-B-A theo quy định của FIA). 
Để đáp ứng được các yêu cầu cấp bằng, cần phải đi theo lộ trình từ cấp CLB tới Quốc Gia và Quốc Tế.

Các tiêu chuẩn, điều kiện yêu cầu cần đạt được sẽ ngày một khắt khe, đòi hỏi ứng viên phải có quá trình tích lũy kinh nghiệm cũng như thi đấu cọ xát hàng năm. 
Một trong những yếu tố quan trọng quyết định ứng viên có đạt yêu cầu để được cấp bằng hay không, đó là việc phải có đủ sức khỏe theo quy định, đặc biệt là sức khỏe thị lực bởi đua xe ô tô thể thao đòi hỏi sự tập trung cao độ trong một quãng thời gian dài, quan sát nhanh giúp vận động viên có những phản ứng và đưa ra các quyết định kịp thời trong suốt quá trình đua.
Mọi loại bằng đua xe ô tô thể thao được cấp theo ủy quyền của FIA được sử dụng trong thi đấu tại các giải đấu, hoặc trình diễn tại các sự kiện đua xe ô tô thể thao cấp quốc tế trong khuôn khổ đường đua kín, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn của FIA. 

+) Bạch kim (Platinum), 
+) Vàng Gold), 
+) Bạc (Silver) và 
+) Đồng (Bronze)là gì?

Bảng phân hạng tay đua do FIA tạo ra sẽ xem xét rất nhiều yếu tố, bao gồm tuổi tác, kinh nghiệm và thành tích trên đường đua. Những xếp hạng này được sử dụng cho các giải đua khác nhau của FIA. Xem danh sách fia.com/fia-driver-categorisation.


+) Platinum
Giống như Fernando Alonso - dù chỉ mới chạy vài cuộc đua xe thể thao WEC và IMSA, anh ấy đã có Giấy phép Siêu hạng F1 (super licence)  và được coi là “tay đua có màn trình diễn và thành tích” xứng đáng với danh hiệu Bạch kim.

Platinum -Bạch kim là bảng xếp hạng “tay đua chuyên nghiệp thực thụ, người có nhiều khả năng sẽ đua cho một hãng xe - người lái chính thức cho Porsche, Ferrari, BMW, AMG v.v.”

+) Gold
Một tay đua chuyên nghiệp thành công như Ricky Taylor, người đã lái xe cho đội nguyên mẫu IMSA Wayne Taylor Racing Konica-Minolta của cha mình trước khi chuyển sang mẫu thử nghiệm Acura Team Penske vào năm 2018, nơi anh hợp tác với tay đua Bạch kim Hélio Castroneves. Anh trai của Ricky, Jordan, người vẫn lái xe cho đội Cadillac của gia đình, được xếp hạng Bạch kim. 


+) Silver ?
Tay đua người Đan Mạch David Heinemeier Hansson đã đua vào năm 2018 cho Đội 3GT, đồng thời lái chiếc Lexus RC F GT3 trong hạng IMSA WeatherTech GT Daytona. Anh ấy đã về nhất, nhì và ba trong bảy lần xuất hiện tại Le Mans. Anh cũng là một lập trình viên máy tính nổi tiếng, có trong tài khoản 40 triệu đô la.

Những tay đua hạng Silver “có thành tích cao hơn nhiều” so với những người lái xe được xếp hạng Bronze, “là những người vẫn đang làm việc với nghề của họ và không hoàn toàn ở cấp độ của một người đua xe chuyên nghiệp

+) Bronze
Ben Keating, 47 tuổi, chủ đại lý xe hơi , mới chỉ bắt đầu đua vào năm 2006 nhưng đã đua Dodge Vipers và hiện đang đua một chiếc Mercedes-AMG GT3 trong giải IMSA WeatherTech GT Daytona. Keating đã giành chiến thắng đẳng cấp tại Rolex 24 tại Daytona và Mobil 1 Twelve Hours of Sebring, và một lần lên bục  ở Le Mans.

Tay đua hạng Bronze  là "người mới bắt đầu, một tay đua quý ông thuần túy (gentlemen driver), 1 quý ngài chơi đua xe, tay đua amateur. 

Xếp hạng tay đua là 1 hình thức tạo ra công bằng cho cuộc đua, bằng cách cấm những ông chuyên nghiệp đầy kinh nghiệm thi đấu cùng những tay nghiệp dư vốn ít kinh nghiệm hơn

Ví dụ
Ở giải đua GT4, chỉ các tay đua hạng Bronze được phép tham gia. 
Ở giải Le Mans 24, ở phân hạng xe nhanh hơn LMP1 không cho phép Silver và Bronze, còn ở phân hạng LMP2 ( tương tự GT3 ) thì mỗi đội phải có 1 Silver và 1 Bronze.

Những tay đua Bronze là những quý ông thật sự - họ là nền tảng của đua xe
Họ mà chán, thì đua xe sẽ rất nghèo !

Điều kiện để trở thành tay đua F1

Bên cạnh niềm đam mê và lòng dũng cảm, các tài năng trẻ muốn chen chân thử sức ở trường đua danh giá và tốc độ nhất hành tinh, F1 cần phải chuẩn bị nền tảng tài chính không hề nhỏ.

1. Học đua xe

Tham dự khóa học đua xe: Đây là cách nhanh nhất để biết bạn có thực sự phù hợp để trở thành một tay đua F1 hay không. Ở những khóa học dạng này, bạn sẽ thu được rất nhiều kiến thức căn bản và bổ ích về môn thể thao tốc độ nhất hành tinh. Tất nhiên, bên cạnh khoản học phí khoảng 200.000 USD, bạn cũng cần có giấy phép lái xe tiêu chuẩn, có khả năng lái các loại xe số sàn và nếu còn ở độ tuổi vị thành niên, cần được sự cho phép từ cha mẹ.

Ghi danh vào các buổi đua thực hành: Trong quá trình học, bạn sẽ có cơ hội thử sức với các cuộc đua thực hành do nhà trường tổ chức, thường 1 đến 2 tuần một lần, nhằm trau dồi kỹ năng đua xe.

Nhận giấy phép đua xe: Sau khi hoàn thành các khóa học bắt buộc, nhà trường sẽ gửi thư giới thiệu tới một tổ chức đua xe để bạn có cơ hội tham dự các cuộc đua nghiệp dư cấp trường.

Tham dự các cuộc đua nghiệp dư cấp trường: Những cuộc đua này là cơ hội tuyệt vời để các tay đua nghiệp dư chứng tỏ tài năng và hy vọng lọt vào mắt xanh của những nhà tài trợ tiềm năng. Một số trường có thể tự đứng ra tổ chức và thậm chí cung cấp luôn cho bạn một chiếc xe đua. Nếu gây ấn tượng tốt, bạn có thể giành được học bổng và điểm đua để đạt chứng chỉ ở mức tiếp theo.

2. Tích điểm, leo rank

Đua xe kart: Hầu hết tay đua F1 ngày nay đều từng trải qua các khóa học đua xe kart. Tất nhiên, những khóa học này cũng sẽ tiêu tốn của bạn và gia đình khoản tiền lên tới vài trăm nghìn hoặc thậm chí cả triệu USD.

Nhận chứng chỉ đua xe kart: Để tham gia các cuộc đua ở cấp độ cao hơn, bạn buộc phải vượt qua một số bài kiểm tra ở trường trước khi được nhận chứng chỉ hoặc thể hiện tài năng vượt trội so với level hiện tại.

Sở hữu xe kart: Nếu tham dự cuộc đua, bạn sẽ phải sở hữu một chiếc xe kart. Ở mỗi cấp độ sẽ tương ứng với các loại xe khác nhau. Thay vì phải bỏ ra khoản tiền lớn để mua xe, bạn có thể tính đến phương án thuê.

Tham dự các cuộc đua: Nếu ước mơ và đam mê theo đuổi sự nghiệp F1, bạn chẳng còn cách nào khác ngoài việc nỗ lực tham dự càng nhiều giải đua càng tốt. Bên cạnh việc tích lũy kinh nghiệm, số điểm tích được sẽ giúp bạn tiến nhanh hơn tới giấc mơ chen chân vào thế giới F1.

3. Nhận chứng chỉ đua F1

Hoàn thành 2 năm đua xe ở cấp độ thanh thiếu niên: Để nhận được chứng chỉ đua xe F1, bạn cần có ít nhất 2 năm kinh nghiệm tham dự các cuộc đua theo mức độ tăng dần, từ đua xe kart, F4, F3, GP2.

Phải đủ 18 tuổi: Tất cả các tay đua tham dự F1 đều phải có độ tuổi tối thiểu 18. Ngay cả khi đã sớm đạt đủ các chứng chỉ cần thiết, bạn vẫn cần phải bước qua sinh nhật lần thứ 18 mới được phép tham dự các cuộc đua F1. Nếu còn quá trẻ, hãy bình tĩnh và tích lũy thêm kinh nghiệm bởi đó là yếu tố không bao giờ thừa.

Đạt 40 điểm đua: Yếu tố rất quan trọng khác bạn cần nắm trong tay nếu muốn gia nhập hàng ngũ những ngôi sao F1, đạt 40 điểm đua trong vòng 3 năm.

300 giờ thực hành lái xe công thức 1: Trước khi có cơ hội tham dự một chặng đua F1 chính thức, bạn cần phải đạt ít nhất 300 giờ thực hành lái xe F1. Đây là yếu tố bắt buộc bởi môn đua xe nhanh nhất hành tinh luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

4. Đua xe F1

Tham gia một đội đua: Sau khi đã hội đủ các yếu tố để trở thành tay đua F1 thực thụ, bạn sẽ có cơ hội gia nhập một đội đua, tùy theo năng lực, đó có thể là những cái tên lừng danh như Mercedes, Ferrarri, Red Bull hay làng nhàng cỡ Toro Rosso, Haas, Force India... Thông thường, các đội đua sẽ ký với các tay đua mới theo từng mùa để kiếm định chất lượng.

Tìm kiếm nhà tài trợ: F1 là môn thể thao đắt đỏ bậc nhất hành tinh, bởi vậy, bạn cần tìm kiếm cho mình các nhà tài trợ thay vì đơn thương độc mã. Nếu thi đấu tốt và lọt vào mắt xanh một vài tập đoàn lớn, bạn sẽ sớm thu hồi lại số vốn khổng lồ đã đầu tư thông qua những bản hợp đồng béo bở.

Chặng đường để trở thành một tay đua F1 thực sự rất gian nan. Bên cạnh tài năng thiên bẩm, lòng gan dạ, các tài năng trẻ cũng phải chuẩn bị một khoản kinh phí không hề nhỏ, có thể lên tới hàng triệu USD. Theo tay đua chuyên nghiệp Josh Hurley, số tiền đầu tư để trở thành một tay đua F1 lên tới 28 triệu USD (tính cả tiền tài trợ).