Công thức 1 (tiếng Anh: Formula One), còn gọi là Thể thức 1 hay F1, là một môn thể thao tốc độ chuyên về đua xe hơi bánh hở cao nhất của Liên đoàn Ô tô Quốc tế (Fédération Internationale de l'Automobile hay FIA).
Giải vô địch thế giới F1 bao gồm một chuỗi các cuộc đua, được biết đến với tên Grands Prix, Kết quả của mỗi cuộc đua được tổng hợp lại để xác định hai Nhà vô địch Thế giới hàng năm, một dành cho tay đua và một dành cho đội đua.
Xe hơi Công thức 1 khi đua với tốc độ cao nhất có thể lên tới 360 km/h (225 mph) với vòng quay máy lên tới 12500 vòng một phút. Những chiếc xe này có khả năng kéo gấp 5 lần trọng lực tại một số khúc cua.
Giải đua Công thức 1 có nguồn gốc từ Giải Grand Prix Đua Mô tô vào những năm 1920 và 1930.
Giải Công thức 1 chỉ được chấp thuận sau Chiến tranh thế giới thứ hai vào năm 1946, một số tổ chức đua xe Grand Prix đã đặt ra các luật lệ dành cho Giải vô địch Thế giới từ trước chiến tranh, nhưng do chiến tranh trì hoãn, Giải vô địch Các tay đua Thế giới trở thành giải chính thức sau năm 1947.
Cuộc đua vô địch thế giới đầu tiên được tổ chức tại Silverstone, Liên hiệp Anh vào năm 1950.
Tính đến năm 2018, giải đua công thức một (F1) đã có mặt ở 21 nước trên thế giới, trong đó có 4 quốc gia châu Á là Trung Quốc, Bahrain, Singapore, Nhật Bản. Malaysia rút lui trong 2018 thì Việt Nam là nước châu Á thứ 5 sẽ đăng cai tổ chức giải đua ô tô Công thức 1 kể từ năm 2020 tại Trường đua F1 ở khu vực Mỹ Đình. Trước Việt Nam, đã có 8 quốc gia tổ chức.
1. Nhật Bản (1976-1977, 1987-2018)
Nhật Bản là quốc gia đầu tiên tại châu Á đăng cai một chặng đua của F1 và đến nay đã tổ chức thành công 34 sự kiện. Tính đến mùa giải 2018, tổng cộng 13 nhà vô địch được gọi tên sau khi kết thúc đường đua tại xứ mặt trời mọc.
Từ năm 2009, các chặng đua tại Nhật Bản được tổ chức tại Suzuka, thuộc đảo Honshu.
2. Bahrain (2004-2010, 2012-2018)
Bắt đầu đăng cai vào năm 2004, Bahrain đã mang F1 về với các khán giải tại khu vực Trung Đông. Bahrain Grand Prix được Liên đoàn xe hơi quốc tế bầu chọn là "chặng đua được tổ chức tốt nhất". Năm 2006 và 2010, Bahrain vinh dự trở thành địa điểm diễn ra chặng mở màn của mùa giải F1.
Năm 2014, để kỷ niệm 10 năm tổ chức, Bahrain đã quyết định chuyển thời gian tranh tài về đêm sau khi hoàn thành hệ thống đèn chiếu sáng hai bên. Những chặng đua đêm được duy trì cho đến nay tại Bahrain.
Bahrain Grand Prix đã 14 lần được tổ chức và Vettel đang giữ kỷ lục với 4 lần giành chiến thắng.
China Grand Prix là trường đua đắt đỏ nhất thế giới với kinh phí xây dựng lên tới 240 triệu USD. Chặng đua có chiều dài 305,066 km với tổng 56 vòng đua.
Đây cũng là nơi sở hữu những khúc cua khó bậc nhất làng F1 đòi hỏi các tay lái phải làm chủ tốt khi đang lái với tốc độ cao. China Grand Prix chứng kiến sự thống trị của Lewis Hamilton với 5 lần chiến thắng, lần gần nhất là vào năm 2017.
Singapore Grand Prix là chặng đua đầu tiên trong lịch sử F1 tổ chức vào đêm và diễn ra trên đường phố. Chặng đua tại Singapore nhận được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng fan yêu tốc độ trên thế giới và là một phần nguyên nhân dẫn tới việc chặng đua tại Malaysia phải đóng cửa.
Fernando Alonso là người đầu tiên chiến thắng tại Singapore Grand Prix. Đến nay, Lewis Hamilton và Sebastian Vettel cùng dẫn đầu với 4 lần lên ngôi.
"Chúng tôi sẽ đưa giải F1 lên một tầm cao mới. Đó không còn là một sự kiện thể thao nữa mà là một ngày hội của toàn thế giới", Khaldoon al Mubarak, CEO của Tập đoàn Mubadala chia sẻ. Và giữ đúng lời hứa, UAE đã đổ số tiền khổng lồ 6 tỷ USD vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng và tạo ra trường đua Abu Dhabi hiện đại bậc nhất thế giới.
Chiều dài một vòng đua của Abu Dhabi Grand Prix là 5,554 km và kết thúc sau 55 vòng. Từ năm 2014 đến 2017, UAE là địa điểm tổ chức chặng đua cuối của làng F1.
Các nước Châu Á đã từ bỏ F1
Malaysian Grand Prix được tổ chức tại trường đua quốc tế Sepang. Chặng đua này có tổng chiều dài hơn 314 km với tổng cộng 56 vòng đua. Sebastian Vettel đang giữ kỷ lục về quãng thời gian ngắn nhất để hoàn thành một vòng đua tại đây khi chỉ mất 1 phút 34 giây 08.
Vào năm 2017, Malaysia đã quyết định tạm dừng đăng cai giải đua xe nhanh nhất thế giới bởi những khó khăn về kinh phí. "Chúng tôi sẽ tạm dừng Malaysia Grand Prix, ít nhất là trong một khoảng thời gian. Chi phí đang bị đẩy lên quá cao vượt quá số thu về", Bộ trưởng Bộ Thanh niên và Thể thao Malaysia, ông Khairy Jamaluddin cho hay.
Korean Grand Prix được tổ chức vào năm 2010 và chỉ kéo dài trong vòng 3 năm với tổng cộng 4 chặng đua được tổ chức. Thua lỗ là nguyên nhân chính dẫn tới việc trường đua tại xứ kim chi nhanh chóng bị bỏ xó.
Viettel sở hữu ba lần chiến thắng tại Korean Grand Prix trong khi Fernando Alonso có trong tay một lần lên ngôi. Chặng đua có chiều dài 308,825 km và 55 vòng đua.
Indian Grand Prix khởi tranh lần đầu vào ngày 30/10/2011 và Vettel là người hoàn thành 60 vòng đua với thời gian ngắn nhất. Đáng chú ý hơn, trong cả ba lần chặng đua được tổ chức ở Ấn Độ, tay đua người Đức đều giành chiến thắng.
Do mâu thuẫn liên quan đến vấn đề thuế với bang Uttar Pradesh, Indian Grand Prix không được tổ chức kể từ năm 2013.
Sự thoái trào của F1 trên thị trường toàn cầu.
Các fan hâm mộ đang mất dần hứng thú với môn thể thao này.
Theo thống kê, số lượng khán giả trên toàn cầu đã đột ngột suy giảm từ năm 2008 và còn tiếp tục giảm qua từng năm.
Quy định mới về an toàn khiến cho kích thước động cơ xe đua buộc phải thu nhỏ đi, tiếng động cơ cũng không còn đã tai như trước; các cuộc đua cũng nhàm chán hơn, không còn sự cạnh tranh quyết liệt giữa các đội đua; những nghi ngờ về sự can thiệp từ chính trị, kinh tế nhằm thay đổi kết quả đua v.v… tất cả những lí do ấy đang làm khán giả dần dần quay lưng với môn thể thao này.
Truyền thông cũng không còn săn đón, đưa tin về các tay đua F1 như thời Michael Schumacher còn hoạt động.
Mặc dù nguồn thu ngày càng ít đi nhưng chi phí để tổ chức một chặng đua vẫn không hề rẻ. Mỗi năm Malaysia phải bỏ ra hàng chục triệu USD chỉ riêng phí đăng cai, đó là còn chưa tính đến các chi phí về điều kiện vật chất, truyền thông.
Theo thông lệ ASN ở mỗi quốc gia luôn gắn với các dịch vụ liên quan đến việc vận hành của xe hơi tại các quốc gia có ASN. Tại Malaysia ASN là AAM (viết tắt của Automotive Association of Malaysia) được thành lập từ năm 1932. AAM được tổ chức và vận hành theo hình mẫu của Quốc mẫu hồi đó là Vương quốc Anh RAC (Royal Automobile Club). Tương tự như các quốc gia khác như Đức có ADAC, Úc có CAMS.
AAM tạo nguồn thu cho mình tư việc cung cấp dịch vụ cứu hộ, cứu nạn và bảo hiểm cho các phương tiện giao thông mua dịch vụ của nó qua hình thức đóng phí hàng năm.
AAM có văn phòng đại diện tại tất cả các bang lại Malaysia, họ tuyển mộ nhân viên phục vụ cho mạng lưới của mình trên cả nước.
Mọi chuyện êm ấm và AAM tạo được nguồn thu rất lớn từ những dịch vụ do mình cung cấp.
Họ dùng tiền đó trang trai cho hoạt động của các môn thể thao tốc độ mà họ bảo trợ.
Nhưng rồi xã hội thay đổi và ảnh hưởng trực tiếp đến AAM.
Đầu tiên các hãng bảo hiểm sau thời gian chỉ cung cấp dịch vụ bảo hiểm thông qua AAM thì nay chuyển sang cung cấp trực tiếp tới khách hàng là các chủ phương tiện.
Họ cung cấp luôn dịch vụ cẩu kéo cứu hộ thông qua việc outsource cho các đội xe cứu hộ vốn đang cung cấp cho cả AAM.
Từ đó chủ xe càng thấy sự có mặt của AAM chỉ như một tay chung gian ăn tiền và họ dần từ bỏ AAM.
Bản thân AAM với việc duy trì đội xe cứu hộ của riêng mình dần trở nên lỗi thời trong một xã hội chuyên nghiệp hóa ngày càng cao và dịch vụ chuyên nghiệp dần được outsource.
Vì không phải là công ty chuyên nghiệp trong việc vận hành đội xe cứu hộ nên hiệu quả dần đi xuống và tổn thất trong vận hành ngày càng cao dẫn đến thua lỗ.
Đi kèm với bộ máy cồng kênh, di sản của thời kỳ cũ để lại mà không kịp thay đổi cho phù hợp với su thế mới của thị trường.
AAM còn không theo kịp xu thế thị trường và bỏ ngỏ gần như hoàn toàn việc tiếp thị xử dụng mạng xã hội nói riêng hay internet nói chung.
Và như vậy từ một thương hiệu tên tuổi trên thị trường gắn liền với vị thế của cơ quan quản lý về thể thao tốc độ AAM dần thành một kẻ xấu xí và khi tiền không còn nữa thì việc làm tốt chức năng chính là phát triển motorsport trở nên bất khả thi.
Lượng khán giả giảm sút thê thảm.
Có nhiều nguyên nhân cho vấn đề này, nhiều người sẽ nghĩ đến giá vé cao nhưng không phải.
So với mặt bằng chung của các giải đua f1 trong khu vực thì giá vé phổ thông cho chặng đua ở Sepang không cao.
Chỉ có giá vé ở những khán đài lớn với với vị trí thuận lợi là cao.
Điều này chỉ ra rằng người Mã không sẵn sàng chi tiền cho sự kiện thể thao này nữa.
Bản thân đơn vị tổ chức giải đua đã có những giải pháp hỗ trợ người địa phương nhằm thu hút họ tới Sepang. Cụ thể họ hỗ trợ giảm giá tới 50% cho hạng vé thông thường giá 60 USD.
Tuy nhiên ngoài chi phí mua vé người xem lại phải trả thêm phí cho những dịch vụ khác và nó góp phần đẩy tổng chi phí lên rất cao.
Đầu tiên là phí đậu xe có giá từ 20 USD đến 50 USD tùy vị trí đậu.
Nếu bạn chọn mức phí 20 USD thì đồng nghĩa bạn sẽ phải đi bộ vài km trong cái nắng vỡ đầu ở Sepang để tới khu vực cổng vào cho khu ngồi của bạn.
Bên cạnh đó giá cho đồ ăn thức uống bán trong khu vực trường đua đắt hơn gấp đôi tới thậm chí 5 lần so với mức giá thông thường
Sepang nằm cách thủ đô Kuala Lumpur hơn 1 giờ chạy xe trong điều kiện giao thông bình thường.
Vào dịp diễn ra chặng đua con đường cao tốc nối KL tới Sepang bỗng trở thành bãi đậu xe lớn nhất Malaysia.
Nếu bạn chọn phương tiện giao thông công cộng như xe bus cao tốc thì khi chui vào cái đường cao tốc đó, chuyến bus cao tốc bỗng thành rùa tốc… chả có gì vui ngoại trừ việc bạn sẽ tiết kiệm được 20 USD phí đậu xe.
Một hình thức di chuyển công cộng khác nhanh hơn là tầu hỏa cao tốc.
Tuy không bị kẹt xe nhưng bù lại, bạn phải tới ga trung tâm và đi tầu tới sân bay quốc tế KLIA.
Sepang vốn nằm cạnh KLIA nên tới đây bạn sẽ vẫn phải bắt xe bus đi sang Sepang. Và thế là bạn lại phải chui đầu vào cái bãi đậu xe khổng lồ đề cập phía trên.
Đối với người Mã, họ cho rằng BTC thiếu các hoạt động quảng bá chặng đua, họ tiêu quá ít tiền để quảng bá cho chặng đua trên truyền hình hay mạng xã hội, điều ngược lại ở chặng đua Singapore.
Năm 2008, người Mã có một chương trình quảng bá rất ấn tượng tới thị trường Việt Nam khi ĐSQ và tham tán thương mại của họ trực tiếp tổ chức các buổi tiệc ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp. HCM để giới thiệu chặng đua ở Sepang. Họ tặng người dự vé xem F1 miễn phí, mà vé không phải loại bèo đâu. Họ còn kết hợp cả với Vietnamairlines bán vé khuyến mại đi xem F1 nữa.
Nguyên nhân lớn nữa là sự rút lui của chính phủ Malaysia và đặc biệt là Petronas trong việc hậu thuẫn việc tổ chức giải đua.
Mức phí mà BTC địa phương phải trả cho FOM được cho là không ít hơn 50 triệu USD và lên tới 70 triệu USD ở những năm cuối.
Tổ chức giải đua F1 thì đương nhiên là đắt rồi, chả có gì phải bí mật cả và cũng phải thừa nhận rằng tổ chức F1 không phải là món kinh doanh kiếm ra tiền và sinh lời trực tiếp.
Tổ chức F1 là cách để quảng bá hình ảnh quốc gia, quảng bá thương hiệu nội địa ra thế giới.
Với Petronas khủng hoảng giá dầu là cú đánh thẳng vào túi tiền của họ.
Quá khó để họ tiếp tục với việc tổ chức giải đua F1 ở Sepang.
Petronas là một đế chế kinh doanh khôn ngoan và họ thấy gắn mình với F1 tại Sepang là con đường cụt.
Thay vào đó, họ tài trợ đội đua vô địch thế giới Mercedes AMG Petronas F1 Team…
Việc này hiệu quả hơn nhiều khi đội đua thống trị các danh hiệu từ năm 2014 đến nay.
Tất cả những gì người Mã làm sai thì người Sing lại làm cực đúng.
Đầu tiên họ đưa chặng đua đến với người xem tốt hơn.
Thứ 2 họ tổ chức chặng đua vào buổi tối, khi thời tiết dễ chịu hơn rất nhiều.
Ở Sepang, nhiệt độ trung bình khi chặng đua diễn ra vào ban ngày lên tới 35 độ C.
Người Singapore làm marketing cực tốt.
Họ tận dụng mọi kênh truyền thông để quảng bá cho chặng đua tại nước mình, biến nó không còn chỉ là một chặng đua F1 mà thành một ngày hội để bất cứ ai cũng muốn đến dự ít nhất là một lần.
Người Sing không ngại chi tiền cho việc tổ chức vì họ ý thức được rất rõ rằng họ kiếm tiền từ nhiều nguồn khác nhau chứ không chỉ trông mong vào tiền bán vé.
Người Sing tổ chức hàng loạt sự kiện thể thao văn hóa đi kèm trong suốt thời gian chặng đua diễn ra và cho chặng đua năm nay những cái tên lớn như Gwen Stefani, Fatoy Slim hay Red Hot Chili Peppers sẽ biểu diễn trong dịp đó.
VMA được sinh ra nhằm mục đích phục vụ việc tổ chức giải đua F1 tại Hà Nội bắt đầu từ năm 2020 nên nó có sự mệnh hoàn toàn khác.
VMA còn chưa hiểu hết được sự mệnh lớn hơn của mình: Tổ chức thành công F1 là một chuyện, xây dựng thể thao tốc độ vốn chưa tồn tại ở Việt Nam là một chuyện không kém phần quan trọng.
Điều VMA có thể học được từ thất bại của AAM nằm ở cơ cấu tổ chức. VMA cần một cơ cấu gọn nhẹ, một đội ngũ có chuyên môn và hiểu rõ sứ mệnh của mình đồng thời biết rõ mình cần làm gì, VMA còn cần phải tự nuôi sống được bản thân thay vì sa đà vào việc làm kinh tế.
Đầu tiên là Hà Nội không tổ chức chặng đua ở một nơi khỉ ho cò gáy như Sepang. Mỹ Đình gần trung tâm và chắc chắn sẽ có vô số các tụ điểm ăn chơi phục vụ cho lượng khán giả đông đảo. Đó là một lợi thế và thời điểm tổ chức vào tháng 4 hàng năm cũng không tệ.
Thứ hai, cần xác định thật rõ và xuyên suốt rằng tổ chức F1 sẽ không tự thân trang trải chi phí được. Việt Nam phải tự nắm bắt cơ hội phát triển kinh tế và kiếm lời từ việc tổ chức giải đua.
Thứ ba, việc tổ chức F1 tại Việt Nam hoàn toàn không phụ thuộc vào ngân sách nhà nước hay nói cách khách chính phủ không hỗ trợ kinh phí. Do vậy, Chính phủ chỉ cần hỗ trợ thật tốt các vấn đề liên quan đến tổ chức cũng như hành lang pháp lý để giải đua được thực hiện trơn chu với chi phí thấp nhất.
Thứ tư, đơn vị tổ chức F1 tại Việt Nam là doanh nghiệp tư nhân và rất có thể một ngày đẹp trời nào đó, họ cũng sẽ như Petronas rút khỏi tài trợ giải đua khi những năm “firm” của hợp đồng kết thúc vì họ tìm thấy một cách làm F1 khác hữu hiệu hơn.
Lịch thi đấu giải đua F1 năm 2022