26/03/2024

RaLLy Racing

RaLLy Racing là gì ?

RaLLy Racing  là hình thức đua xe gián tiếp, xem tay đua nào hoàn thành vòng đua trong thời gian nhanh hơn

Ở môn raLLy racing thì các tay đua xuất phát theo thứ tự, không bị tay đua nào cản đường, chỉ với mục tiêu cố gắng chạy nhanh nhất có thể. Người nào chạy nhanh hơn (có thời gian vòng chạy ít hơn) sẽ là người xếp hạng cao hơn. 

Ở môn raLLy racing thì thời gian hoàn thành cuộc đua là căn cứ trực tiếp để xác định kết quả.

Các cuộc đua raLLy thường không được tổ chức ở các trường đua chuyên dụng, mà được tổ chức ở các con đường giao thông (có thể là đường nhựa, đường rừng, đường hẻm v.v…) được khoanh vùng trong thời gian tổ chức đua.

Các giải đua xe raLLy nổi tiếng là Dakar Rally, World Rally Championship.

Cũng có thể coi các phiên chạy phân hạng F1 và phân hạng MotoGP là một kiểu đua Rally đặc biệt.

Theo thống kê năm 1975, 75 người đã bỏ mạng trên đường đua Dakar RaLLy - một trong những giải đua rally khắc nghiệt nhất thế giới. Đua trên địa hình thực, không một rào chắn, vì thế từ khi ra đời, nó luôn có sức hấp dẫn nghẹt thở với các tay đua cũng như người hâm mộ đua xe  thể thao. 

RaLLy Racing là "cái nôi" của môn thể thao đua xe

Là “cái nôi” của môn thể thao đua xe (motorsport), raLLy racing mang tới cảm giác hoang dại, nguy hiểm nghẹt thở trên từng km. Không một chặng nào trên đường đua raLLy giống nhau. Chúng thay đổi qua nhiều dạng địa hình vì thế đòi hỏi người tham gia có một bản lĩnh thép. 

RaLLy Racing được cho là bắt nguồn từ Pháp, với cuộc đua dài 127 km từ Paris đến Rouen do tạp chí Le Petit tài trợ. 

Đến tháng 1-1911, sự kiện Monte Carlo RaLLy tổ chức lần đầu tiên với tên gọi “raLLy”. Mô hình đi từ điểm A đến điểm B trở thành nền tảng hình thành thể thức đua raLLy hiện nay.

Từ lúc ra đời, thể thức đua raLLy đã trải qua nhiều thăng trầm, có lúc bị cấm do mức độ nguy hiểm của nó. Song qua nhiều thập kỷ cải tiến về phương tiện, kỹ thuật, cứu hộ,... RaLLy Racing ngày nay đã phổ biến và thu hút đông đảo người mến mộ. 

Hiện nay raLLy racing có 2 thể loại đua là đua đường trường (Stage Rallies) và đua đường bộ (Road Rallies). Đua đường trường có địa hình phức tạp hơn, còn đua đường bộ thường diễn ra trên các đường cao tốc công cộng.

Cuộc đua thường diễn ra liên tục vào 3 ngày cuối tuần. 

Người thắng cuộc tính dựa trên tổng số thời gian đua nhanh nhất qua các chặng. Có 15-25 chặng đua và nhiều chặng lên tới 24,000 km. 

Điểm khác biệt của raLLy racing so với các thể thức đua khác là ở cách thức đua. 

Tay đua thực hiện chặng đua thông qua ‘dẫn đường’ của người đồng lái (co-driver). 

Đồng lái (co-driver) thường ngồi ghế sau điều hướng qua một bảng tốc độ chi tiết, dự đoán địa hình và điều hướng người lái đi đúng hướng, về đích nhanh nhất.

Nếu ở F1, việc hoàn thành đường đua phụ thuộc hoàn toàn vào người lái, thì với raLLy racing, người đồng lái sẽ kiểm soát hướng đi, tốc độ. Tính đoàn kết và linh hoạt xử lý tình huống đặt lên hàng đầu được đặt lên hàng đầu trong thời gian đua.

Với độ phức tạp và thời gian đua dài, raLLy racing mang đến những cung đường đua mạo hiểm bậc nhất. 

Nổi tiếng như Dakar RaLLy từng tổ chức tại châu Mỹ và Saura Arabia

Ban đầu, lộ trình đường đua kéo dài 10.000km từ Paris đến Dakar, thủ đô của Senegal, vắt qua cả 2 quốc gia Algeria, Niger. 

Các tay đua tham gia không chỉ cần tốc độ nhanh mà còn phải đảm bảo mạng sống an toàn trước bão cát, giá băng, thú dữ, khủng bố... 

Tiếp theo là giải đua raLLy lớn nhất hành tinh tổ chức bởi FIA: The FIA World Rally Championship (WRC)

Các đối thủ cạnh tranh qua 13 vòng. Mỗi vòng được tổ chức ở một quốc gia khác nhau với đặc điểm hoàn toàn khác nhau. 

Ví dụ như RaLLy Thụy Điển có nhiều tuyết còn đường đua tại Wales Rally GB lại mưa và nhiều bùn. 

Người chiến thắng sẽ đăng quang World Rally Champion vào tháng 11.


Thử thách thay đổi liên tục nên hầu như xe đua raLLy phải có động cơ rất ‘trâu’

Năm 1997, loại xe dành riêng cho RaLLy ra mắt công chúng với quy định rất nghiêm ngặt. Mức dung tích tối thiểu là 2500cc. Tay đua có thể tăng dung tích động cơ lên 2.0L, bổ sung hệ dẫn động bốn bánh, và giảm trọng lượng xuống tối thiểu 1230 kg.

Ban đầu, các tay đua sử dụng xe hơi hệ dẫn động 4 bánh bán thời gian (4WD) khá nặng, khó điều khiển. Những năm 1980, những chiếc xe có hệ dẫn động cầu sau (RWD) ra đời khắc phục những mạnh mẽ khuyết điểm trên. RWD có trọng lượng nhẹ, mã lực phanh lớn, lực kéo lớn trên các bề mặt sỏi, đá. 

Tiêu biểu có thể kể đến như Toyota Celica, Mitsubishi Celeste, Mitsubishi Lancer, Ford Capri, Datsun 240Z, BMW 2002 or 3-series, Mazda RX-3, RX-4 or RX-7, Opel Kadette, Datsun 510,... 

Từ 2011-2016, quy tắc cho xe WRC thay đổi. Những chiếc xe nhỏ gọn với động cơ tăng áp trực tiếp lên tới 1.6L, với bộ lọc khí 33mm và cảm biến áp suất tuyệt đối là 2.5.

Năm 2017, động cơ tăng áp 1.6L vẫn được giữ lại, tuy nhiên, đường kính turbo đã tăng từ 33mm lên 36mm. Các nhà sản xuất cũng được tự do tối đa hóa khí động học và phanh. Họ cũng cho phép sử dụng các vi sai ngắt tự động bằng điện nhưng vi sai phía trước và phía sau vẫn phải là cơ khí.

Các dòng xe mới với hệ dẫn động tất cả các bánh (AWD) như Quattro, Mitsubishi Evo, Subaru WRX ra đời mang đến một kỷ nguyên mới. Subaru WRX STi là lựa chọn tuyệt vời cho đường đua rally, một huyền thoại với hệ thống giảm xóc, phanh, động cơ cải tiến. Tuy nhiên, yếu tố tiên quyết nhất vẫn là giao tiếp giữa người lái và đồng lái. Ở địa hình trắc trở, tốc độ di chuyển cao, chỉ “sai một ly” thôi cũng có thể đe dọa tính mạng cả đội. 

Cơ hội nào cho Việt Nam

Việt Nam có rất nhiều thuận lợi để xây dựng các chặng đua rally. Mũi Dinh - Ninh Thuận là nơi được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Địa hình đồi cát đặc biệt, chất cát mềm và thay đổi liên tục theo tốc gió. Ngoài ra ở Việt Nam cũng có nhiều dạng địa hình khác như dốc núi cheo leo, cao nguyên, đồng bằng,... trải dài từ Bắc vào Nam. Điều này khiến tay đua khó xử lý bánh lái hơn, dễ bị kẹt bất kỳ lúc nào. 

Tuy nhiên, môn thể thao đua xe chưa được đầu tư nghiêm túc, chuyên nghiệp khiến câu hỏi khi nào Việt Nam có thể tổ chức một giải đua rally chính thức vẫn còn bỏ ngỏ.

Trong lịch sử, raLLy racing được biết đến như là môn thể thao xe đem lại hàng tỷ đô lợi nhuận mỗi giải. Thể thức này khiến hàng triệu người Mỹ chi mạnh tay và dành cả cuối tuần chiêm ngưỡng những con ‘quái thú’ chinh chiến. Rõ ràng, Việt Nam hội tụ những tiềm năng ban đầu để phát triển. Vì thế một giải đua xe đường trường đúng nghĩa là dấu hiệu đáng mong đợi với các tín đồ xe. 

15/03/2024

Giải đua Asia Auto Gymkhana Championship (AAGC)

Giải đua Asia Auto Gymkhana (AAGC) lần đầu tiên được tổ chức tại Ấn độ vào năm 2018 và Achintya Mehrotra đã trở thành tay đua Ấn Độ đầu tiên giành chiến thắng trong giải đua Gymkhana quốc tế 2018 (AAGC) được tổ chức dưới sự bảo trợ của FIA kết hợp với FMSCI (Liên đoàn các câu lạc bộ thể thao mô tô của Ấn Độ)

Thể thức gymkhana hoàn toàn tập trung vào việc lái xe chính xác và các đối thủ đua nhau trên năm địa hình khác nhau. Thêm vào kịch tính là những thao tác có nhịp độ nhanh như quay 360 độ, quay chữ J và vượt dốc. Người lái xe cũng phải đảm bảo rằng nón màu đỏ nằm ở bên phải xe của họ; làm đổ một hình nón xuống dẫn đến bị phạt 2,0 giây. 

Đua xe Gymkhana là một trong những phương tiện đua xe thể thao có giá cả phải chăng nhất và thực tế là nó có thể được tổ chức ngay cả trong bãi đậu xe của trung tâm thương mại khiến sự kiện này dễ tiếp cận hơn với công chúng. 

Đến năm 2019 thì Asia Auto Gymkhana Championship (AAGC) là giải đấu do Hiệp hội xe đua quốc tế FIA khởi xướng với mục đích phát triển motosport trên toàn châu Á. Giải đấu với nhiều vòng đua được tổ chức tại rất nhiều quốc gia như Ấn Độ, Đài Loan (Trung Quốc), Indonesia, Thái Lan… Trong đó, vòng đấu đầu tiên của Asia Auto Gymkhana Championship 2019 diễn ra tại Yogyakarta, Indonesia từ ngày 12-7-2019 đến 14-7-2019. 

Vòng đua Indonesia quy tụ hơn 40 tay đua đến từ nhiều nước châu Á - Châu Đại Dương. Định dạng Gymkhana Time Attack là dạng đua xe trên đường rất hẹp và các tay đua phải thể hiện các kỹ năng chạy xe đặc biệt, kết quả được phân định theo thời gian.

Sang Indonesia thi đấu, xe đấu do ban tổ chức cung cấp, là Toyota Wigo số sàn với tay lái bên phải, cần số và phanh tay đặt bên trái. Tay lái nghịch sẽ là thử thách lớn nhất của ba thành viên đội đua, bên cạnh đường đua được đánh giá là có độ khó cao. 

Đường đua Asia Auto Gymkhana Championship được đánh giá là có độ khó cao.

Ở mỗi chặng đua, ban tổ chức ở quốc gia đó sẽ lựa chọn mẫu xe thi đấu theo đơn vị tài trợ giải.

Việt Nam đã bắt đầu tham gia giải đấu Asia Auto Gymkhana Championship vào ngày 11-7-2019, ba tay đua Việt Nam sẽ lên đường sang Indonesia. Ba tay đua Việt Nam được Vietnam Motorsports Association (VMA) cử đi tham dự giải đua trên gồm Nguyễn Hồng Vinh, Trương Nam Thành và Nguyễn Đức Duy đều đến từ đội Redline Racing. 

Tại Việt Nam, Redline Racing được biết đến như một trường dạy đua xe. Các học viên của Redline đã đoạt khá nhiều danh hiệu trong các giải đua offroad và onroad trong những năm gần đây.

Trong 3 tay đua người Việt, anh Nguyễn Hồng Vinh (sinh năm 1974) là người có nhiều kinh nghiệm nhất. Hai tay đua còn lại là Trương Nam Thành (sinh năm 1987) và Nguyễn Đức Huy (sinh năm 1986) đều là những tay lái kỳ cựu, đã có các danh hiệu trong các giải đua tại Việt Nam.

Anh Nguyễn Hồng Vinh - đội trưởng đội đua - chia sẻ: “Loại hình đua xe Gymkhana Time Attack rất thích hợp với hạ tầng Việt Nam. Chúng tôi hy vọng với sự tham gia lần này, Việt Nam sẽ có kinh nghiệm để tổ chức những cuộc đua dạng này trong tương lai gần. Motorsport là 1 khái niệm mới với người Việt Nam, nhưng với sự kiện F1 sắp tới, Việt Nam sẽ phát triển motorsport rất nhanh và chúng ta nên chuẩn bị thật tốt”.

Sau khi trải nghiệm lần thi đấu đầu tiên tại Asia Auto Gymkhana Championship 2019, Anh Nguyễn Hồng Vinh - đội trưởng đội đua hài hước nhận xét: 

Trò này lạ quá! 

Đi đã "khoai" mà nhớ được đường càng "khoai" hơn, nhất là với các team tay lái thuận như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Việt Nam. 

Thu hoạch lớn nhất của đội mình lần này là kiếm được game mới cho dân ta chơi - Các tổ lái Việt Nam chuẩn bị tinh thần nhé, xe nào cũng tham gia được - "Dễ làm, dễ chơi, chỉ khó giỏi thôi".

Sau 4 năm bị hoãn tổ chức vì dịch bệnh Covid-19 thì năm 2024, giải đua ASIA AUTOGYMKHANA CHAMPIONSHIP đã được tổ chức và 3 vận động viên gồm: Phạm Hoàng Đức, Nguyễn Trung Quân và  Phạm Thanh Dung sẽ đại diên cho đội tuyển AutoGymkhana Việt Nam tham gia giải đua cấp châu lục với 16 quốc gia tham dự. 

Vòng đầu tiên (Round 1) sẽ thi đấu tại trung tâm Thành phố Đài Bắc hứa hẹn sẽ rất sôi động vào ngày 20 và 21 tháng 4 năm 2024.

Những ứng viên hàng đầu tại các giải AutoGymkhana Châu Á luôn điểm tên Indonesia, Australia, New Zealand, Malaysia, Hongkong, Thái Lan và Philippines. 

25/11/2022

Khoảng cách an toàn giữa 2 xe ?

Theo Thông tư số 13/2009/TT-BGTVT - Điều 12, trong điều kiện đường sá khô ráo bình thường, khoảng cách an toàn giữa 2 xe như sau:

Vận tốc <60 km/h: Khoảng cách an toàn tuỳ thuộc vào mật độ phương tiện và tình hình giao thông thực tế, người lái xe chủ động giữ khoảng cách phù hợp để đảm bảo an toàn giao thông.

Vận tốc 60 km/h: Khoảng cách an toàn tối thiểu là 35 m.

Vận tốc 60 – 80 km/h: Khoảng cách an toàn tối thiểu là 55 m.

Vận tốc 80 – 100 km/h: Khoảng cách an toàn tối thiểu là 70 m.

Vận tốc 100 – 120 km/h: Khoảng cách an toàn tối thiểu là 100 m.

Những nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”, người lái phải tuân thủ đúng khoảng cách tối thiểu theo trị số ghi trên biển báo.

Trong điều kiện lái xe trời mưa, lái xe đường trơn, lái xe đường sương mù, lái xe đường đèo dốc quanh co, nơi có tầm nhìn hạn chế… người lái cần điều chỉnh khoảng cách an toàn lớn hơn trị số quy định hay trị số ghi trên biển báo.


Theo quy định, khi phạm lỗi không giữ khoảng cách an toàn giữa 2 xe, mức phạt sẽ như sau:

Không giữ khoảng cách an toàn dẫn đến va chạm với xe phía trước, không tuân thủ biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”: Mức phạt 800.000 – 1.000.000 đồng.

Không giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước khi lái xe trên cao tốc: Mức phạt 3.000.000 – 5.000.000 đồng.

Không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định dẫn đến tai nạn giao thông: Mức phạt 10.000.000 – 12.000.000 đồng.

Quy tắc 2 giây áp dụng trong điều kiện lái xe bình thường

Quy tắc 4 giây áp dụng khi lái xe trong các điều kiện bất lợi hay nguy hiểm như: trời mưa, trời sương mù, đường trơn trượt ... Đây chính là lý do vì sao cần nâng cao khoảng cách an toàn giữa 2 xe.

Quy tắc 2 giây khi lái xe

Theo nghiên cứu người ta tính toán được 2 giây là khoảng thời gian tối thiểu mà người lái có thể kịp thời xử lý khi gặp các tình huống bất ngờ. Ngữ cảnh đang nói đến là trong điều kiện lái xe bình thường với hệ thống vận hành xe hoạt động bình thường, đường sá khô ráo, thời tiết bình thường, khả năng xử lý thông tin của người lái cũng bình thường.

Căn cứ trên khoảng thời gian tối thiểu này người ta đã đề ra quy tắc 2 giây khi lái xe. Cụ thể xe phía sau phải cách xe phía trước 2 giây. Điều này giúp người lái xe phía sau có đủ thời gian để xử lý nếu xảy ra tình huống bất ngờ.

Để áp dụng quy tắc 2 giây, đầu tiên hãy lấy một điểm cố định nào đó như biển báo, cây xanh ven đường làm cột mốc. Khi xe phía trước vừa chạy qua cột mốc, bạn bắt đầu đếm. Nếu đúng hai giây sau xe bạn chạy đến cột mốc này nghĩa là xe bạn đã duy trì đúng khoảng cách 2 giây với xe phía trước.

Tuy nhiên cần lưu ý không nên đếm “một giây, hai giây” vì thời gian đếm này có thể sẽ nhanh hơn thời gian thực. Do đó các chuyên gia khuyên nên đếm “một không không một, một không không hai”. Vì thời gian phát âm cụm 4 chữ thường tương đương với 1 giây. Đếm 2 cụm liên tiếp sẽ mất khoảng 2 giây, khớp với thời gian quy định.

Trong trường hợp chưa đếm xong mà xe bạn đã chạy qua cột mốc đã định, nghĩa là xe bạn đang chạy quá cự ly an toàn tối thiểu. Nên giảm tốc độ để điều chỉnh lại khoảng cách. Trong trường hợp đã đếm xong mà xe bạn chưa chạy qua cột mốc, nghĩa là xe bạn đang giữ khoảng cách chuẩn với xe phía trước.


Quy tắc 4 giây khi lái xe

Quy tắc 4 giây có ý nghĩa và cách áp dụng tương tự như quy tắc 2 giây, chỉ khác là khoảng cách thời gian tối thiểu giữa xe trước và xe sau là 4 giây. Nguyên nhân sự khác biệt chủ yếu là do sự khác biệt về hoàn cảnh áp dụng.


Quy tắc 2 giây, 4 giây có áp dụng tại Việt Nam được không ?

Theo các chuyên gia, tình trạng giao thông ở Việt Nam khá phức tạp, mật độ phương tiện ở các thành phố lớn rất cao, do đó nên linh hoạt áp dụng quy tắc 2 giây, 3 giây, 4 giây… theo hoàn cảnh thực tế.

Với đường quốc lộ thông thoáng, phương tiện di chuyển tốc độ ổn định thì có thể áp dụng quy tắc 2 giây, 3 giây hay 4 giây. Với đường cao tốc, vì xe chạy tốc độ nhanh do đó nên áp dụng quy tắc an toàn 4 giây hoặc lớn hơn. Với đường đô thị đông đúc thì rất khó áp dụng quy tắc 2 giây do không đảm bảo an toàn.

Nhìn chung cần áp dụng các quy tắc một cách linh hoạt trong từng tình huống. Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là tuân thủ các quy định về khoảng cách an toàn khi lái xe ô tô trong Luật Giao thông.


01/11/2022

"Bài học F1" của Malaysia đối với Việt Nam

Tính đến năm 2018, giải đua công thức một (F1) đã có mặt ở 21 nước trên thế giới, trong đó có 4 quốc gia châu Á là Trung Quốc, Bahrain, Singapore, Nhật Bản. Malaysia rút lui trong 2018 thì Việt Nam là nước châu Á thứ 5 sẽ đăng cai tổ chức giải đua ô tô Công thức 1 kể từ năm 2020 tại Trường đua F1 ở khu vực Mỹ Đình. Trước Việt Nam, đã có 8 quốc gia tổ chức.

1. Nhật Bản (1976-1977, 1987-2018)

Nhật Bản là quốc gia đầu tiên tại châu Á đăng cai một chặng đua của F1 và đến nay đã tổ chức thành công 34 sự kiện. Tính đến mùa giải 2018, tổng cộng 13 nhà vô địch được gọi tên sau khi kết thúc đường đua tại xứ mặt trời mọc.

Từ năm 2009, các chặng đua tại Nhật Bản được tổ chức tại Suzuka, thuộc đảo Honshu.

2. Bahrain (2004-2010, 2012-2018)

Bắt đầu đăng cai vào năm 2004, Bahrain đã mang F1 về với các khán giải tại khu vực Trung Đông. Bahrain Grand Prix được Liên đoàn xe hơi quốc tế bầu chọn là "chặng đua được tổ chức tốt nhất". Năm 2006 và 2010, Bahrain vinh dự trở thành địa điểm diễn ra chặng mở màn của mùa giải F1.

Năm 2014, để kỷ niệm 10 năm tổ chức, Bahrain đã quyết định chuyển thời gian tranh tài về đêm sau khi hoàn thành hệ thống đèn chiếu sáng hai bên. Những chặng đua đêm được duy trì cho đến nay tại Bahrain.

Bahrain Grand Prix đã 14 lần được tổ chức và Vettel đang giữ kỷ lục với 4 lần giành chiến thắng.

3. Trung Quốc (2004-2018)

China Grand Prix là trường đua đắt đỏ nhất thế giới với kinh phí xây dựng lên tới 240 triệu USD. Chặng đua có chiều dài 305,066 km với tổng 56 vòng đua.

Đây cũng là nơi sở hữu những khúc cua khó bậc nhất làng F1 đòi hỏi các tay lái phải làm chủ tốt khi đang lái với tốc độ cao. China Grand Prix chứng kiến sự thống trị của Lewis Hamilton với 5 lần chiến thắng, lần gần nhất là vào năm 2017.

4. Singapore (2008-2018)

Singapore Grand Prix là chặng đua đầu tiên trong lịch sử F1 tổ chức vào đêm và diễn ra trên đường phố. Chặng đua tại Singapore nhận được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng fan yêu tốc độ trên thế giới và là một phần nguyên nhân dẫn tới việc chặng đua tại Malaysia phải đóng cửa.

Fernando Alonso là người đầu tiên chiến thắng tại Singapore Grand Prix. Đến nay, Lewis Hamilton và Sebastian Vettel cùng dẫn đầu với 4 lần lên ngôi.

5. UAE (2009-2017)

"Chúng tôi sẽ đưa giải F1 lên một tầm cao mới. Đó không còn là một sự kiện thể thao nữa mà là một ngày hội của toàn thế giới", Khaldoon al Mubarak, CEO của Tập đoàn Mubadala chia sẻ. Và giữ đúng lời hứa, UAE đã đổ số tiền khổng lồ 6 tỷ USD vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng và tạo ra trường đua Abu Dhabi hiện đại bậc nhất thế giới.

Chiều dài một vòng đua của Abu Dhabi Grand Prix là 5,554 km và kết thúc sau 55 vòng. Từ năm 2014 đến 2017, UAE là địa điểm tổ chức chặng đua cuối của làng F1.


Các nước Châu Á đã từ bỏ F1

1. Malaysia (1999-2017)

Malaysian Grand Prix được tổ chức tại trường đua quốc tế Sepang. Chặng đua này có tổng chiều dài hơn 314 km với tổng cộng 56 vòng đua. Sebastian Vettel đang giữ kỷ lục về quãng thời gian ngắn nhất để hoàn thành một vòng đua tại đây khi chỉ mất 1 phút 34 giây 08.

Vào năm 2017, Malaysia đã quyết định tạm dừng đăng cai giải đua xe nhanh nhất thế giới bởi những khó khăn về kinh phí. "Chúng tôi sẽ tạm dừng Malaysia Grand Prix, ít nhất là trong một khoảng thời gian. Chi phí đang bị đẩy lên quá cao vượt quá số thu về", Bộ trưởng Bộ Thanh niên và Thể thao Malaysia, ông Khairy Jamaluddin cho hay.

2. Hàn Quốc (2010-2013)

Korean Grand Prix được tổ chức vào năm 2010 và chỉ kéo dài trong vòng 3 năm với tổng cộng 4 chặng đua được tổ chức. Thua lỗ là nguyên nhân chính dẫn tới việc trường đua tại xứ kim chi nhanh chóng bị bỏ xó.

Viettel sở hữu ba lần chiến thắng tại Korean Grand Prix trong khi Fernando Alonso có trong tay một lần lên ngôi. Chặng đua có chiều dài 308,825 km và 55 vòng đua.

3. Ấn Độ (2011-2013)

Indian Grand Prix khởi tranh lần đầu vào ngày 30/10/2011 và Vettel là người hoàn thành 60 vòng đua với thời gian ngắn nhất. Đáng chú ý hơn, trong cả ba lần chặng đua được tổ chức ở Ấn Độ, tay đua người Đức đều giành chiến thắng.

Do mâu thuẫn liên quan đến vấn đề thuế với bang Uttar Pradesh, Indian Grand Prix không được tổ chức kể từ năm 2013.

Sự thoái trào của F1 trên thị trường toàn cầu

Các fan hâm mộ đang mất dần hứng thú với môn thể thao này. 

Theo thống kê, số lượng khán giả trên toàn cầu đã đột ngột suy giảm từ năm 2008 và còn tiếp tục giảm qua từng năm.

Quy định mới về an toàn khiến cho kích thước động cơ xe đua buộc phải thu nhỏ đi, tiếng động cơ cũng không còn đã tai như trước; các cuộc đua cũng nhàm chán hơn, không còn sự cạnh tranh quyết liệt giữa các đội đua; những nghi ngờ về sự can thiệp từ chính trị, kinh tế nhằm thay đổi kết quả đua v.v… tất cả những lí do ấy đang làm khán giả dần dần quay lưng với môn thể thao này. 

Truyền thông cũng không còn săn đón, đưa tin về các tay đua F1 như thời Michael Schumacher còn hoạt động.

Mặc dù nguồn thu ngày càng ít đi nhưng chi phí để tổ chức một chặng đua vẫn không hề rẻ. Mỗi năm Malaysia phải bỏ ra hàng chục triệu USD chỉ riêng phí đăng cai, đó là còn chưa tính đến các chi phí về điều kiện vật chất, truyền thông.

Theo thông lệ ASN ở mỗi quốc gia luôn gắn với các dịch vụ liên quan đến việc vận hành của xe hơi tại các quốc gia có ASN. Tại Malaysia ASN là AAM (viết tắt của Automotive Association of Malaysia) được thành lập từ năm 1932. AAM được tổ chức và vận hành theo hình mẫu của Quốc mẫu hồi đó là Vương quốc Anh RAC (Royal Automobile Club). Tương tự như các quốc gia khác như Đức có ADAC, Úc có CAMS.

AAM tạo nguồn thu cho mình tư việc cung cấp dịch vụ cứu hộ, cứu nạn và bảo hiểm cho các phương tiện giao thông mua dịch vụ của nó qua hình thức đóng phí hàng năm. 

AAM có văn phòng đại diện tại tất cả các bang lại Malaysia, họ tuyển mộ nhân viên phục vụ cho mạng lưới của mình trên cả nước. 

Mọi chuyện êm ấm và AAM tạo được nguồn thu rất lớn từ những dịch vụ do mình cung cấp. 

Họ dùng tiền đó trang trai cho hoạt động của các môn thể thao tốc độ mà họ bảo trợ. 

Nhưng rồi xã hội thay đổi và ảnh hưởng trực tiếp đến AAM

Đầu tiên các hãng bảo hiểm sau thời gian chỉ cung cấp dịch vụ bảo hiểm thông qua AAM thì nay chuyển sang cung cấp trực tiếp tới khách hàng là các chủ phương tiện. 

Họ cung cấp luôn dịch vụ cẩu kéo cứu hộ thông qua việc outsource cho các đội xe cứu hộ vốn đang cung cấp cho cả AAM. 

Từ đó chủ xe càng thấy sự có mặt của AAM chỉ như một tay chung gian ăn tiền và họ dần từ bỏ AAM.

Bản thân AAM với việc duy trì đội xe cứu hộ của riêng mình dần trở nên lỗi thời trong một xã hội chuyên nghiệp hóa ngày càng cao và dịch vụ chuyên nghiệp dần được outsource. 

Vì không phải là công ty chuyên nghiệp trong việc vận hành đội xe cứu hộ nên hiệu quả dần đi xuống và tổn thất trong vận hành ngày càng cao dẫn đến thua lỗ. 

Đi kèm với bộ máy cồng kênh, di sản của thời kỳ cũ để lại mà không kịp thay đổi cho phù hợp với su thế mới của thị trường.

 AAM còn không theo kịp xu thế thị trường và bỏ ngỏ gần như hoàn toàn việc tiếp thị xử dụng mạng xã hội nói riêng hay internet nói chung. 

Và như vậy từ một thương hiệu tên tuổi trên thị trường gắn liền với vị thế của cơ quan quản lý về thể thao tốc độ AAM dần thành một kẻ xấu xí và khi tiền không còn nữa thì việc làm tốt chức năng chính là phát triển motorsport trở nên bất khả thi.

Lượng khán giả giảm sút thê thảm

Có nhiều nguyên nhân cho vấn đề này, nhiều người sẽ nghĩ đến giá vé cao nhưng không phải. 

So với mặt bằng chung của các giải đua f1 trong khu vực thì giá vé phổ thông cho chặng đua ở Sepang không cao. 

Chỉ có giá vé ở những khán đài lớn với với vị trí thuận lợi là cao. 

Điều này chỉ ra rằng người Mã không sẵn sàng chi tiền cho sự kiện thể thao này nữa. 

Bản thân đơn vị tổ chức giải đua đã có những giải pháp hỗ trợ người địa phương nhằm thu hút họ tới Sepang. Cụ thể họ hỗ trợ giảm giá tới 50% cho hạng vé thông thường giá 60 USD. 

Tuy nhiên ngoài chi phí mua vé người xem lại phải trả thêm phí cho những dịch vụ khác và nó góp phần đẩy tổng chi phí lên rất cao. 

Đầu tiên là phí đậu xe có giá từ 20 USD đến 50 USD tùy vị trí đậu. 

Nếu bạn chọn mức phí 20 USD thì đồng nghĩa bạn sẽ phải đi bộ vài km trong cái nắng vỡ đầu ở Sepang để tới khu vực cổng vào cho khu ngồi của bạn. 

Bên cạnh đó giá cho đồ ăn thức uống bán trong khu vực trường đua đắt hơn gấp đôi tới thậm chí 5 lần so với mức giá thông thường

Sepang nằm cách thủ đô Kuala Lumpur hơn 1 giờ chạy xe trong điều kiện giao thông bình thường

Vào dịp diễn ra chặng đua con đường cao tốc nối KL tới Sepang bỗng trở thành bãi đậu xe lớn nhất Malaysia. 

Nếu bạn chọn phương tiện giao thông công cộng như xe bus cao tốc thì khi chui vào cái đường cao tốc đó, chuyến bus cao tốc bỗng thành rùa tốc… chả có gì vui ngoại trừ việc bạn sẽ tiết kiệm được 20 USD phí đậu xe. 

Một hình thức di chuyển công cộng khác nhanh hơn là tầu hỏa cao tốc. 

Tuy không bị kẹt xe nhưng bù lại, bạn phải tới ga trung tâm và đi tầu tới sân bay quốc tế KLIA. 

Sepang vốn nằm cạnh KLIA nên tới đây bạn sẽ vẫn phải bắt xe bus đi sang Sepang. Và thế là bạn lại phải chui đầu vào cái bãi đậu xe khổng lồ đề cập phía trên.

Đối với người Mã, họ cho rằng BTC thiếu các hoạt động quảng bá chặng đua, họ tiêu quá ít tiền để quảng bá cho chặng đua trên truyền hình hay mạng xã hội, điều ngược lại ở chặng đua Singapore. 

Năm 2008, người Mã có một chương trình quảng bá rất ấn tượng tới thị trường Việt Nam khi ĐSQ và tham tán thương mại của họ trực tiếp tổ chức các buổi tiệc ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp. HCM để giới thiệu chặng đua ở Sepang. Họ tặng người dự vé xem F1 miễn phí, mà vé không phải loại bèo đâu. Họ còn kết hợp cả với Vietnamairlines bán vé khuyến mại đi xem F1 nữa. 

Nguyên nhân lớn nữa là sự rút lui của chính phủ Malaysia và đặc biệt là Petronas trong việc hậu thuẫn việc tổ chức giải đua. 

Mức phí mà BTC địa phương phải trả cho FOM được cho là không ít hơn 50 triệu USD và lên tới 70 triệu USD ở những năm cuối. 

Tổ chức giải đua F1 thì đương nhiên là đắt rồi, chả có gì phải bí mật cả và cũng phải thừa nhận rằng tổ chức F1 không phải là món kinh doanh kiếm ra tiền và sinh lời trực tiếp. 

Tổ chức F1 là cách để quảng bá hình ảnh quốc gia, quảng bá thương hiệu nội địa ra thế giới

Với Petronas khủng hoảng giá dầu là cú đánh thẳng vào túi tiền của họ. 

Quá khó để họ tiếp tục với việc tổ chức giải đua F1 ở Sepang. 

Petronas là một đế chế kinh doanh khôn ngoan và họ thấy gắn mình với F1 tại Sepang là con đường cụt. 

Thay vào đó, họ tài trợ đội đua vô địch thế giới Mercedes AMG Petronas F1 Team… 

Việc này hiệu quả hơn nhiều khi đội đua thống trị các danh hiệu từ năm 2014 đến nay.

Tất cả những gì người Mã làm sai thì người Sing lại làm cực đúng

Đầu tiên họ đưa chặng đua đến với người xem tốt hơn. 

Thứ 2 họ tổ chức chặng đua vào buổi tối, khi thời tiết dễ chịu hơn rất nhiều.

Ở Sepang, nhiệt độ trung bình khi chặng đua diễn ra vào ban ngày lên tới 35 độ C. 

Người Singapore làm marketing cực tốt. 

Họ tận dụng mọi kênh truyền thông để quảng bá cho chặng đua tại nước mình, biến nó không còn chỉ là một chặng đua F1 mà thành một ngày hội để bất cứ ai cũng muốn đến dự ít nhất là một lần. 

Người Sing không ngại chi tiền cho việc tổ chức vì họ ý thức được rất rõ rằng họ kiếm tiền từ nhiều nguồn khác nhau chứ không chỉ trông mong vào tiền bán vé. 

Người Sing tổ chức hàng loạt sự kiện thể thao văn hóa đi kèm trong suốt thời gian chặng đua diễn ra và cho chặng đua năm nay những cái tên lớn như Gwen Stefani, Fatoy Slim hay Red Hot Chili Peppers sẽ biểu diễn trong dịp đó.

VMA được sinh ra nhằm mục đích phục vụ việc tổ chức giải đua F1 tại Hà Nội bắt đầu từ năm 2020 nên nó có sự mệnh hoàn toàn khác. 

VMA còn chưa hiểu hết được sự mệnh lớn hơn của mình: Tổ chức thành công F1 là một chuyện, xây dựng thể thao tốc độ vốn chưa tồn tại ở Việt Nam là một chuyện không kém phần quan trọng. 

Điều VMA có thể học được từ thất bại của AAM nằm ở cơ cấu tổ chức. VMA cần một cơ cấu gọn nhẹ, một đội ngũ có chuyên môn và hiểu rõ sứ mệnh của mình đồng thời biết rõ mình cần làm gì, VMA còn cần phải tự nuôi sống được bản thân thay vì sa đà vào việc làm kinh tế.

Đầu tiên là Hà Nội không tổ chức chặng đua ở một nơi khỉ ho cò gáy như Sepang. Mỹ Đình gần trung tâm và chắc chắn sẽ có vô số các tụ điểm ăn chơi phục vụ cho lượng khán giả đông đảo. Đó là một lợi thế và thời điểm tổ chức vào tháng 4 hàng năm cũng không tệ. 

Thứ hai, cần xác định thật rõ và xuyên suốt rằng tổ chức F1 sẽ không tự thân trang trải chi phí được. Việt Nam phải tự nắm bắt cơ hội phát triển kinh tế và kiếm lời từ việc tổ chức giải đua. 

Thứ ba, việc tổ chức F1 tại Việt Nam hoàn toàn không phụ thuộc vào ngân sách nhà nước hay nói cách khách chính phủ không hỗ trợ kinh phí. Do vậy, Chính phủ chỉ cần hỗ trợ thật tốt các vấn đề liên quan đến tổ chức cũng như hành lang pháp lý để giải đua được thực hiện trơn chu với chi phí thấp nhất. 

Thứ tư, đơn vị tổ chức F1 tại Việt Nam là doanh nghiệp tư nhân và rất có thể một ngày đẹp trời nào đó, họ cũng sẽ như Petronas rút khỏi tài trợ giải đua khi những năm “firm” của hợp đồng kết thúc vì họ tìm thấy một cách làm F1 khác hữu hiệu hơn.

Giải đua F1 vẫn sẽ thất bại nếu không chuẩn bị chu đáo và nếu VMA không tạo dựng được sự chú ý của xã hội về một môn thể thao còn quá lạ lẫm với đa số người dân Việt Nam thì kẻ khen thì ít mà kể chê sẽ rất nhiều

ASN phải tổ chức được các giải đua phong trào như là một bước khởi động và phải nâng nó lên tầm giải quốc gia thì F1 mới có cơ hội phát triển bền vững tại Việt Nam.

Lịch thi đấu giải đua F1 năm 2022

11/05/2022

Giải đua 24 hours of Le Mans

Giải đua 24 hours of Le Mans hay Lemans 24h là giải đua xe ô tô tàn khốc thử thách về độ bền khi các xe phải đua liên tục trong 24 giờ liên tục với tốc độ trên 200 km/h trên đường đua Circuit de la Sarthe dài 8,5 km tại Le Mans, Pháp được tổ chức thường niên từ năm 1923 bởi Automobile Club de l'Ouest (ACO).

Cuộc đua là một thử thách thực sự về sự bền bỉ của cả xe là người lái, khi họ phải trải qua vòng đua 24 giờ liên tục mà không bị hỏng hóc về động cơ, lốp và hệ thống phanh. 

Mỗi lái xe phải chạy ít nhất 2 giờ liên tiếp mới được dừng để đổi lái. 

Mỗi đội chỉ được có tối đa 3 lái xe và thay thế nhau lần lượt. 

Các lái xe có thể nghỉ ngơi và ăn uống trong khoảng thời gian đến lượt mình quay lại đường đua. Các xe đua phải trang bị động cơ đảm bảo duy trì trong 24h với những trang bị về máy móc, động cơ, nhiên liệu, lốp, phanh.

Ban đầu cuộc đua được tổ chức dành cho những chiếc xe đua thể thao thông thường được bán ra ngoài cho khách hàng. Về sau, khi công nghệ đua phát triển, đòi hỏi về tốc độ càng ngày càng cao nên những mẫu xe thông thường được phát triển về hiệu suất và tính chất an toàn để đảm bảo cho các chặng đua. Các đội đua tham dự Các đội đua tham dự Le Mans khá phong phú và đa dạng. 

Ngày trước thông thường là các nhà sản xuất xe, những đại diện luôn háo hức được chứng tỏ sức mạnh của mình, sự bền bĩ, khả năng tiêu thụ nhiên liệu ở chặng đua. Còn có các đội đua chuyên nghiệp bao gồm những tay đua lựa chọn các mẫu xe đua đại diện để tham gia thi đấu. Bên cạnh đó còn có các đội đua được một số tập đoàn lớn "chống lưng" lấy tên tuổi cho mục đích thương mại của mình. Không thể không kể đến các đội đua nghiệp dư cũng góp phần tạo nên sắc màu cho giải đua.

Quy trình cuộc đua Lemans 24h 

Cuộc đua thường được diễn ra vào khoảng tháng 6 hàng năm(mùa hè). Đây là khoảng thời gian được xem là có khí hậu khá khắc nghiệt, với nhiệt độ đôi khi rất cao và những cơn mưa lớn thì không thể đoán trước. Đây là thời điểm mà khí hậu ở Pháp khá nắng cộng thêm vào sức nóng của những chiếc xe đua khiến cho những chiếc quạt thông gió của xe đua luôn làm việc hết công suất. Mục đích của BTC cuộc đua cũng nhằm muốn các tay đua thể hiện hết được khả năng, sức bền và sự dẻo dai của mình trong điều kiện thời tiết vô cùng khó khăn.

Cuộc đua thường được bắt đầu vào khoảng giữa giờ chiều, đua qua đêm và sáng kết thúc vào thời điểm cuộc đua bắt đầu ở ngày hôm sau. Trong 24h, các đối thủ sẽ phải hoàn thành chặng đua hơn 5.000 km. Kỷ lục hiện tại được thiết lập vào năm 2010 khi với thời gian 24h, đã hoàn thành chặng đua 5.410 km.

Cuộc đua đã mang đến cảm hứng cho rất nhiều cuộc đua khác trên thế giới theo mẫu đua 24h như tại các trường đua như Daytona, Nurburgring, Spa-Francorchamps, Sebring và núi Panorama. Hiện nay, giải đua American Le Mans Series và European based Le Mans Series được phát triển dựa trên khuôn mẫu của giải đua 24 Hours of Le Mans. 

Trong một thời gian dài, giải đua 24 Hours of Le Mans được xem như giải đua xe thế giới mặc dù danh tiếng của giải đua 24 Hours of Le Mans luôn lớn mạnh hơn giải đua thế giới. 24 Hours of Le Mans được xem là một trong những bộ phận quan trọng của giải đua xe thế giới cùng với F1, IndyCars và Sports Car racing trong sự nghiệp của mỗi tay đua. Ngoài ra, nó còn được xem như là 1 trong 3 giải đua lớn nhất thế giới cùng với giải đua 12 Hours of Sebring và 24 Hours of Daytona.

Xe đua Lemans 24h 

Thông thường, mỗi cuộc đua có khoảng 50 chiếc xe đua tham dự. Mỗi chiếc xe đua cần đảm bảo ít nhất 2 chỗ ngồi. Mặc dù những năm gần đây đã có yêu cầu đặt duy nhất 1 ghế lái trong cabin lái. Đặc biệt, những chiếc xe đua không được quá 2 cánh cửa và buồng lái thì không có cửa.

Mặc dù tất cả các xe đua đều cạnh tranh cùng lúc nhưng sẽ được chia theo từng phân khúc khác nhau. Sẽ có giải thưởng trao cho từng phân khúc và giải thưởng chung cuộc. Số lượng các phân hạng đua thay đổi theo mỗi năm. Ban đầu được chia thành 2 phân hạng: LMP1 và LMP2, việc chia này được theo tốc độ, trọng lượng, sản lượng điện năng. 

Từ năm 2011 có thêm 2 phân hạng là GT Endurance Pro và GT Endurance AM. 

Như vậy, Lemans 24h có 4 phân hạng đua là: LMP1, LMP2, LM GTE Pro và LM GTE Am.  

LMP1 và LMP2 dành cho những xe đua chuyên dụng chỉ xuất hiện trong đường đua, sau đó LMH (Le Mans Hypercar) được xem như là thay thế cho phân hạng LMP1 và là phân hạng cao nhất diễn ra theo quy chuẩn của FIA WEC. 

LM GTE Pro và LM GTE Am là phiên bản nâng cao của các loại xe thể thao có công suất khoảng 500 mã lực. GTE-Pro dành cho các tay đua chuyên nghiệp toàn thời gian và các đội sản xuất, trong khi GTE-Am dành cho các tay lái nghiệp dư và các đội tư nhân.

Các quy định về năng lượng sạch được FIA áp dụng ngặt nghèo hơn trong thể thức đua WEC (World Endurance Championship) cũng đặt ra nhiều thử thách cho các đội đua tham gia trong việc phát triển công nghệ và những cỗ xe đua mới.

Tay đua Lemans 24h

Ban đầu, không có quy định về số lượng các tay lái tham gia trên một chiếc xe đua hoặc quy định về việc điều khiển xe của họ. Mặc dù vậy, trong những thập kỷ đầu tiên gần như các đội đua đều sử dụng 2 tay lái. Một số tay đua tại Le Mans như Pierre Levegh và Eddie Hall đã cố gắng chạy đua 1 mình với hy vọng sẽ tiết kiệm được thời gian thay lái. Tuy nhiên, việc này đã bị cấm.

Cho đến những năm 1980, các đội đua vẫn duy trì nguyên tắc 2 tay lái trên một chiếc xe đua. Tuy nhiên, từ cuối thập niên này các quy tắc đã được thay đổi, ít nhất phải có 3 tay đua trên xe để đảm bảo về độ an toàn và sức khỏe cho tay lái. Đến năm 1990, do tốc độ của xe và sự căng thẳng áp lực lên các tay lái nên các mẫu xe đua càng được chú ý đến độ an toàn. Chính vì thế đã có quy định mỗi tay lái không thể lái xe quá 4 tiếng đồng hồ liên tục và không một lái xe nào được chạy quá 14h trong tổng số thời gian. Điều này góp phần làm giảm mệt mỏi và đảm bảo an toàn cho các tay đua.

"Chìa khóa" tại Lemans 24h

Một trong những chìa khóa chiến thắng tại Le Mans chính là tốc độ tối đa được mang đến trong thời gian dài. Điều này có nghĩa là các hãng sản xuất ô tô sẽ nỗ lực mang đến cho chiếc xe đua của mình một tốc độ tối đa nhưng ít biến động. 

Trong khi các đối thủ cạnh tranh nỗ lực giảm cân cho chiếc xe đua thì Bugatti lại bắt đầu phát triển đẩy mạnh khí động học. Với việc sử dụng các đường cong đơn giản không cầu kỳ nhằm tăng tốc độ là một trong những bí kíp của nhà vô địch. 

Sau khi chiến tranh thế giới lần II kết thúc, 24 Hours of Le Mans quay trở lại hầu hết các nhà sản xuất xe đều chú ý đến việc sắp xếp khí động học hợp lý. Một ví dụ đáng chú ý trong những thay đổi được mang lại bởi khí động học giải đua năm 1950. 

Nhiều năm trôi qua, phần thân xe có thể lớn hơn nhưng lại được làm với những vật liệu nhẹ. Thân xe lớn có thể cung cấp thêm lực cho các biến mà không làm tăng lực cản cho phép xe đua duy trì tốc độ tối đa.

Lịch sử Lemans 24h 

1923-1939

24 Hours of Le Mans lần đầu tiên được tổ chức vào ngày 26-27 tháng 5 năm 1923 tại các đường giao thông xung quanh Le Mans. Ban đầu, ban tổ chức dự định sẽ tổ chức theo khuôn khổ 3 năm 1 lần. Ý tưởng này đã bị loại bỏ vào năm 1928 và giải đua được tổ chức thường niên tìm ra người chiến thắng từng năm 1. Các giải đua thời kỳ đầu gắn liền với chiến thắng của các đội như Pháp, Anh, Ý của các nhãn hiệu như Bugatti, Bentley, và Alfa Romeo, Marques chi phối. Những đổi mới trong lĩnh vực thiết kế ô tô đã bắt đầu xuất hiện vào cuối những năm 1930 khi Bugatti và Alfa Romeo bắt đầu đưa vào cuộc đua những mẫu thân xe chạy khí động học cao hơn. Cuộc đua bị gián đoạn khoảng 10 năm do những bạo loạn tại nước Pháp và chiến tranh thế giới lần thứ 2.

1949-1969 

Năm 1949 là cuộc đua 24 Hours of Le Mans trở lại với người hâm mộ sau giai đoạn gián đoạn lâu dài. Sau khi hình thành các giải vô địch đua xe quốc tế vào năm 1953 có sự góp mặt của Le Mans thì các nhãn hiệu hành đầu như Ferrari, Aston Martin, Mercedes-Benz, Jaguar, và nhiều hãng khác bắt đấu tập trung vào việc sản xuất các mẫu xe dành riêng cho việc đua xe. Tuy nhiên, đôi khi sự cạnh tranh có thể dẫn tới bi kịch, năm 1955 một tai nạn thảm khốc đã xảy ra khi tay đua Pierre Levegh bị tai nạn đâm xe đua của mình vào đám đông khán giả khiến 80 người chết. Vụ việc đã làm kinh động cả làng đua xe bây giờ. Tuy mức độ an toàn chưa được đảm bảo nhưng mỗi chiếc xe thời đấy cũng sở hữu tốc độ khoảng 320km/giờ. 

1970-1980 

Bước vào thập kỷ mới, cuộc đua đã trở lại với những mẫu xe đua sở hữu tốc độ "cực đoan hơn". Porsche 917, 935, và 936 đã thống trị giải đua suốt một thời gian dài, nhưng sự hồi sinh của nhà sản xuất nước Pháp đã mang lại những chiến thắng đầu tiên kể từ năm 1950. Thập kỷ này cũng chứng kiến những màn trình diễn ấn tượng từ các tay đua nghiệp dư. Tay đua John Wyer của Mirage đã giành chiến thắng vào năm 1975 với mẫu xe đua mang tên Jean Rondeau 1980. 

1981-1993 

Kể từ năm 1980, Porsche là cái tên được nhắc nhiều nhất tại 24 Hours of Le Mans với những thách tích đáng ngưỡng mộ trong việc tiết kiệm nhiên liệu. Jaguar và Mercedes-Benz cùng trở lại và là một đối thủ thách thức đáng gờm. Đặc biệt Jaguar là nhãn hiệu đầu tiên phá vỡ sự thống trị của Porsche với những chiến thắng trong năm 1988 và 1990 (với các XJR-9 và Jaguar XJR-12 tương ứng). Mercedes-Benz cũng gặt hái thành công trong năm 1989 khi mang tên giải đua mẫu xe được mệnh danh "Mũi tên bạc" Sauber C9.

1994-1999 

Sau khi giải đua xe thế giới bị gián đoạn, Le Mans đã nghĩ đến việc hồi sinh bằng những mẫu xe đua lớn. Do những quy tắc còn lỏng lẻo nên Porsche đã thành công trong việc thuyết phục BTC rằng Dauer 962 là một siêu xe đủ sức tham gia giải đua này. 

2000-2005 

Nhiều nhà sản xuất ôtô lớn rút khỏi cuộc đua xe thể thao sau giải đua 1999, bởi vì các chi phí liên quan. Chỉ có Cadillac và Audi vẫn duy trì vị trí đứng của mình tại Le Mans. Với những ưu thế của R8, Audi liên tiếp dành chiến thắng trong những cuộc đối đầu. Cadillac đã liên tiếp thất bại sau 3 năm. Mặc dù các nhãn hiệu như Panoz, Chrysler, và MG đều nỗ lực nhưng không mẫu xe nào vượt qua được hiệu suất của R8. Sau ba chiến thắng liên tiếp, Audi cung cấp động cơ, đội ngũ nhân viên và tay đua của mình cho đối tác Bentley, nhãn hiệu trở lại vào năm 2001.

Từ năm 2006 

Sau những chiến thắng vang dội của R8 thì vào cuối năm 2005, Audi tiếp tục mang đển với giải một thách thức mới R10 TDI. Mặc dù không phải là động cơ diesel đầu tiên được sử dụng trong giải đua nhưng nó là mẫu xe đầu tiên chiến thắng tại Le Mans. Thời kỳ này đã có nhiều mẫu xe sử dụng các nhiên liệu khác nhau như ethanol sinh học, 

Vào năm 2008, giải đua 24 Hours of Le Mans thực sự là một cuộc đua lớn giữa R10 TDI Audi và Peugeot 908 HDi FAP. Sau 24 giờ đua, chiếc Audi đã giành chiến thắng với việc cán đích nhanh hơn đối thủ của mình 10 phút. 

Năm 2009, 24 Hours of Le Mans chứng kiến hệ thông phục hồi năng lượng mới của Peugeot. Aston Martin tập trung vào phân lớp LMP1, nhưng vẫn chạy đua GT1 với các nhóm tư nhân khác. Audi vẫn tiếp tục mang R15 TDI tới thi đấu nhưng Peugeot mới là người chiếnn thắng đầu tiên từ năm 1933. 

Năm 2011, Porsche vẫn là nhà sản xuất thành công nhất với 16 chiến thắng kỷ lục tổng thể, trong đó có kỷ lục 7 lần thắng liên tiếp.

Thành tích tay đua Lemans 24h

Giải đua 24 Hours of Le Mans được đánh giá là một trong những giải đua lâu đời nhất hành tinh, vì thế danh sách những tay đua, đội đua vinh danh cũng không hề ít. Tay đua được vinh danh thành công nhất lịch sử Le Mans là tay đua người Đan Mạch Tom Kristensen với tám chiến thắng. 

Trong nhiều năm qua, các nhà sản xuất đã bắt đầu chú trọng đến việc xây dựng hình ảnh của mình thông qua các cuộc đua. 

Đến nay, Porsche là nhãn hiệu thành công nhất trong lịch sử giải đua, với 16 chiến thắng tổng thế, trong đó có 7 chiến thắng liên tiếp từ năm 1981-1987. 

Theo ngay sau là Audi với 10 chiến thắng, Ferrari đứng thứ 3 với 9 chiến thắng, trong đó có 6 chiến thắng liền mạch từ 1960-1965.

Giai đoạn gần đây, Audi đã thống trị giải đua, thắng 10 trong 14 lần tham dự. Audi và đội Joest đã có hai hat-trick, đầu tiên là vào năm 2000, năm 2001, và 2002. 

Jaguar có bảy trận thắng, trong khi Bentley, Alfa Romeo, và Ford đều thu được những chiến thắng khi tham gia. 

Mazda là nhãn hiệu duy nhất của Nhật Bản dành được chiến thắng tại Le Mans, mặc dù các nhãn hiệu Nhật Bản đều rất nỗ lực khi tham gia giải đua này. Chiến thắng năm 1991 của Mazda là chiến thắng chỉ với một động cơ quay. Hai tay đua nổi bật với số lượng lần chiến thắng là Jacky Ickx và Dane Tom Kristensen. Jacky Ickx là tay đua đầu tiên thiết lập được kỷ lục với 6 chiến thắng được gặt hái từ năm 1969 và 1982, trở thành tay đua vĩ đại của Le Mans thời bấy giờ.Tuy nhiên kỷ lục đó đã bị phá vỡ bởi Dane Tom Kristensen với 8 chiến thắng từ 1997 và 2008, trong đó có sáu liên tiếp. Tay đua Woolf Barnato 3 lần chiến thắng liên tiếp (1928-1930) và tay đua huyền thoại người  Mỹ AJ Foyt (1967) giành chiến thắng trong lần duy nhất tham gia. 

Tai nạn đường đua Lemans 24h

24 Hours of Le Mans là một cuộc đua được đánh giá mức độ nguy hiểm và thửu thách khá cao. Trong lịch sử cuộc đua, đã có nhiều vụ tai nạn xảy ra, một vài trong số đó đã gây tử vong cho tay đua.

Thời điểm tồi tệ nhất trong lịch sử Le Mans là cuộc đua năm 1955, khi tay đua Pierre Levegh bị lệch lái đã tông vào phía khán giả khiến cho tay đua này và 80 khán giả bị thiệt mạng. Vụ tai nạn đã khiến cả làng thể thao rúng động, các chặng đua năm 1955 đã bị hủy bỏ. Một số quốc gia tham gia chặng đua đã có những phản ứng, ví dụ như Đức và Thụy Sĩ đã cấm phát chương trình về cuộc đua này trên toàn quốc. Sau tai nạn này, BTC bắt đầu xây dựng những quy định nghiêm khắc về an toàn cho các dòng xe ô tô thể thao, tay đua và khán giả. 

Năm 1986, tay đua Jo Gartner lái chiếc 962C Porsche bị mất lái và đâm thẳng vào Mulsanne khiến anh chết ngay tại chỗ.

Mercedes-Benz cũng là một trong những nhãn hiệu xe gặp tai nạn trong lịch sử cuộc đua, nhưng may mắn không có thương vong nào xảy ra. Năm 1991, chiếc CLRs Mercedes-Benz tham gia cuộc đua với công nghệ khí động học không ổn định. Mercedes đã tuyên bố họ đã giải quyết được vấn đề đó sau ngày thử xe nhưng vấn đề đã xảy ra ngay giờ làm nóng máy. Tay đua Mark Webber đã bị lật xe 2 lần. Tay đua Peter Dumbreck thì bị bay qua hàng rào. Sau những vụ tai nạn này, Mercedes quyết định rút khỏi cuộc đua. 

Năm 2011, hai vụ tai nạn khủng khiếp xảy ra đối với 2 trong 3 chiếc xe tham gia đua của Audi trong lớp LMP1. Chiếc xe đua của Allan McNish đã va chạm với một chiếc xe của Ferrari khiến cho chiếc xe đua của McNish bị va đập mạnh vào hàng rào và vỡ thân xe. Tay đua thứ 2 của Audi là Mike Rockenfeller cũng gặp tai nạn khi va chạm với chiếc Ferrari GT.

29/12/2021

Tiêu chuẩn khí thải xe ôtô

Trong các quy định khí thải từ năm 1970, tiêu chuẩn đầu tiên của Châu Âu – được gọi là Euro 1 – đã được đưa ra vào năm 1992. 

Các bộ chuyển đổi xúc tác (SCR) trở thành bắt buộc đối với những chiếc xe mới được bán ra tại Anh khi Châu Âu đẩy mạnh việc giảm khí thải và sự chuẩn hóa về phun nhiên liệu đã có hiệu quả trên những chiếc xe mới.

Kể từ đó, các quy định – được thiết kế để trở nên nghiêm ngặt hơn theo thời gian – xác định giới hạn chấp nhận được đối với khí thải của loại xe hạng nhẹ mới bán ra tại các nước thành viên EU và EEA (Khu vực Kinh tế Châu Âu).

Vai trò của SCR

Theo EU, “Khí thải gây ô nhiễm không khí từ vận tải là một yếu tố quan trọng gây ảnh hưởng tới chất lượng không khí tại châu Âu”, bên cạnh sản xuất công nghiệp và nhà máy điện.

Mục tiêu của tiêu chuẩn khí thải Euro là giảm mức khí thải độc hại, chủ yếu là:

Oxit nitơ (NOx)

Carbon monoxide (CO)

Hydrocacbon (HC)

Vật chất hạt (PM)

Các tiêu chuẩn này đang có một ảnh hưởng tích cực với SMMT (Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô và Thương nhân), tuyên bố: “Tổng lượng khí thải của 50 chiếc xe được tạo ra hiện nay mới bằng lượng khí thải được tạo ra của một chiếc xe sản xuất những năm 1970”.

SMMT đã trích dẫn những con số sau đây hỗ trợ:

Carbon monoxide (CO): xăng giảm 63%, động cơ diesel giảm 82% kể từ năm 1993

Hydrocacbon (HC): xăng giảm 50% kể từ năm 2001

Nitơ oxit (NOx): giảm 84% kể từ năm 2001

Vật liệu hạt (PM): diesel xuống 96% kể từ năm 1993

Vì động cơ xăng và dầu diesel sản xuất các loại khí thải khác nhau nên chúng phải tuân theo các tiêu chuẩn khác nhau. Diesel sản sinh ra nhiều hạt hơn – hoặc bồ hóng – dẫn đến việc đưa ra các bộ lọc hạt cơ diesel (DPFs) .

EU đã chỉ ra rằng lượng khí thải NOx từ vận tải đường bộ “Đã không được giảm như mong đợi. Kể từ khi khí thải trong điều kiện lái thực tế thường cao hơn các lượng đo trong quá trình kiểm tra phê duyệt (đặc biệt đối với xe có động cơ diesel)”.


Các mức tiêu chuẩn khí thải của Châu Âu Euro

Euro 1 (EC93) – năm 1993

Các tiêu chuẩn khí thải euro đầu tiên ở châu Âu đã được đưa ra vào tháng 7 năm 1992 và các quy định không gần như là nghiêm ngặt như hiện nay. Điều đó nói rằng việc lắp đặt bộ chuyển đổi xúc tác trở thành bắt buộc đối với tất cả các loại xe mới, và Euro 1 yêu cầu chuyển sang xăng không chì.

Sau đó, chỉ có các hydrocarbon và oxit nitơ đã được thử nghiệm, cùng với các hạt trong trường hợp động cơ diesel. Qua nhiều năm, các quy định đã trở nên khắt khe hơn và giới hạn được hạ thấp.

Đối với động cơ xăng:

CO: 2.72g / km

HC + NOx: 0,97g / km

Đối với động cơ diesel:

CO: 2,72 / g

HC + NOx: 0,97g / km

PM: 0.14g / km

Euro 2 (EC96) – năm 1996

Euro 2 làm giảm các giới hạn đối với carbon monoxide và giới hạn kết hợp đối với hydrocacbon chưa cháy và nitơ oxit, cũng như áp dụng các mức khác nhau cho động cơ xăng và dầu diesel.

Đối với động cơ xăng:

CO: 2,2g / km

HC + NOx: 0.5g / km

Đối với động cơ diesel:

CO: 1,0g / km

HC + NOx: 0.7g / km

PM: 0,08g / km

Euro 3 (EC2000) – năm 2000

Euro 3 chia giới hạn hydrocarbon và nitơ oxit cho động cơ xăng và diesel, cũng như thêm một giới hạn nitơ oxit riêng cho xe diesel. Giai đoạn khởi động đã được gỡ bỏ khỏi thủ tục kiểm tra.

Đối với động cơ xăng:

CO: 2.3g / km

HC: 0.20g / km

NOx: 0.15g / km

Đối với động cơ diesel:

CO: 0,64g / km

HC + NOx: 0.56g / km

NOx: 0.50g / km

PM: 0,05g / km

Euro 4 (EC2005) – năm 2005

Đối với động cơ xăng:

CO: 1,0g / km

HC: 0,10g / km

NOx: 0,08g / km

Đối với động cơ diesel:

CO: 0.50g / km

HC + NOx: 0,30g / km

NOx: 0,25g / km

PM: 0.025g / km

Euro 5 – năm 2009

Tin tức lớn cho Euro 5 là việc đưa ra các bộ lọc hạt (DPF) cho động cơ diesel, cùng với các giới hạn thấp hơn trên bảng. Đối với các phê duyệt loại từ tháng 9 năm 2011 và xe ô tô mới từ tháng 1 năm 2013, động cơ diesel đã bị giới hạn về số hạt mới.

DPFs chiếm 99% tất cả các hạt và được trang bị cho mỗi chiếc xe diesel mới. Ô tô đạt tiêu chuẩn Euro 5 phát ra tương đương với một hạt cát / km.

Đối với động cơ xăng:

CO: 1,0g / km

HC: 0.10g / km

NOx: 0,06g / km

PM: 0.005g / km (chỉ tiêm trực tiếp)

Đối với động cơ diesel:

CO: 0.50g / km

HC + NOx: 0.23g / km

NOx: 0.18g / km

PM: 0.005g / km

PM: 6.0×10 ^ 11 / km

Euro 6 – tháng 9/2014 và áp dụng kể từ tháng 9/2015

Tiêu chuẩn hóa khí thải Euro lần thứ 6 và hiện tại được áp dụng cho tất cả các đăng ký mới vào tháng 9 năm 2015. Đối với động cơ diesel, mức NOx cho phép đã được giảm từ 0.18g / km ở Euro 5 xuống 0.08g / km.

Việc tập trung vào dầu diesel NOx là kết quả trực tiếp của các nghiên cứu kết nối những khí thải này với các vấn đề hô hấp.

Để đáp ứng các mục tiêu mới, một số nhà sản xuất ô tô đã giới thiệu Selective Catalytic Reduction (SCR), trong đó một chất lỏng dung môi được bơm qua một chất xúc tác vào khí thải của một chiếc xe diesel. Một phản ứng hóa học chuyển đổi oxit nitơ thành nước và nitơ vô hại, chúng được thải ra qua ống xả.

Phương pháp thay thế đáp ứng các tiêu chuẩn của Euro 6 là Thoát tuần hoàn khí thải (EGR). Một phần khí thải được trộn với không khí nạp để giảm nhiệt độ đốt. ECU của xe kiểm soát EGR phù hợp với tải động cơ hoặc tốc độ.

Đối với động cơ xăng:

CO: 1,0g / km

HC: 0.10g / km

NOx: 0,06g / km

PM: 0.005g / km (chỉ tiêm trực tiếp)

PM: 6,0×10 ^ 11 / km (chỉ tiêm trực tiếp)

Đối với động cơ diesel:

CO: 0.50g / km

HC + NOx: 0.17g / km

NOx: 0,08g / km

PM: 0.005g / km

PM: 6.0×10 ^ 11 / km


Sự chạy đua của các hãng xe Châu Âu để đáp ứng quy định mới

Các nhà chế tạo ô tô châu Âu đang “chạy đua với thời gian” để cố gắng đáp ứng các quy định mới về khí thải ô tô của Liên minh châu Âu (EU), song họ cũng có thể phải đối mặt với các khoản tiền phạt lên tới hàng tỷ euro nếu không tuân thủ các quy định này.

Giám đốc điều hành Volkswagen Herbert Diess cho biết quy định mới về khí thải ô tô của EU cùng với sự ủng hộ ngày càng tăng đã thôi thúc hãng phải đầu tư 80 tỷ euro (88 tỷ USD) để hướng tới trở thành nhà sản xuất ô tô điện lớn nhất thế giới.

Tại Triển lãm Ô tô IAA, tập đoàn xe hơi PSA Group đã giới thiệu mẫu ô tô điện nhỏ Opel Corsa, trong khi Volkswagen “trình làng” mẫu xe điện ID3 và phiên bản động cơ lai cho mẫu xe bán chạy nhất Golf.

Theo một quan chức của PSA, chi phí sản xuất ô tô đáp ứng các quy định về khí thải mới của EU sẽ tăng 10.000 euro/xe và mục tiêu về cắt giảm khí thải ô tô đòi hỏi phải đạt được doanh số nhất định, trong khi người tiêu dùng có thể không muốn bỏ thêm tiền ra mua xe mới.

Theo ước tính của hãng tư vấn kỹ thuật FEV Consulting (Đức), để thực hiện được mục tiêu cắt giảm khí thải ô tô, thị phần của doanh số ô tô điện và ô tô sử dụng động cơ lai sẽ cần tăng gấp 3 lần và 5 lần lên các mức tương ứng 6% và 5% vào năm 2021.

Theo quy định của EU, kể từ năm 2020, các doanh nghiệp ô tô phải giảm lượng khí thải CO2 xuống còn 95 g/km đối với 95% số ô tô được sản xuất, từ mức 120,5 g/km. Tất cả ô tô mới được sản xuất ở các nước thành viên EU sẽ phải tuân thủ quy định khí thải trên vào năm 2021.


Nhằm hạn chế phát thải các khí độc hại gây ô nhiễm không khí, đặc biệt là tại các đô thị lớn, góp phần bảo vệ môi trường, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg ngày 01 tháng 09 năm 2011về việc quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô, xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới. Lộ trình cụ thể được quy định tại Điều 4 của Quyết định 49/2011/QĐ-TTg cụ thể như sau:

“1. Các loại xe ôtô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới phải áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức 4 và mức 5 như sau:

a) Tiêu chuẩn khí thải mức 4 từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.

b) Tiêu chuẩn khí thải mức 5 từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

2. Các loại xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới phải áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức 3 từ ngày 01 tháng 01 năm 2017”.

Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, động cơ và nhiên liệu (xăng dầu) cho các loại loại xe ôtô, xe mô tô hai bánh có lắp động cơ nhiệt cũng bao gồm các mức tương ứng với tiêu chuẩn khí thải. Xăng dầu mức 2 được sử dụng cho các loại xe ôtô, xe mô tô hai bánh có lắp động cơ nhiệt đang lưu thông hiện nay. Xăng dầu mức 3, mức 4, mức 5 được sử dụng cho xe ôtô, xe mô tô hai bánh có lắp động cơ nhiệt sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới.

Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2015/BKHCN về xăng, nhiên liệu điêzen và nhiên liệu sinh học ban hành kèm theo Thông tư số 22/2015/BKHCN-TT. 

Bộ Công Thương đã chủ trì phối hợp với các Bộ: Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ, Tài Chính; một số đầu mối về sản xuất và kinh doanh xăng dầu như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam; các hiệp hội và các đơn vị liên quan đánh giá việc thực hiện Quyết định 49/2011/QĐ-TTg. 

27/12/2021

Kỹ thuật drift xe ôtô

Drift là tình trạng trượt xe do bánh sau của xe không thể bám đường

Một xe được xem là drift nếu xe chuyển động tịnh tiến theo một phương nhưng bánh lái lại có hướng ngược lại

Việc xe trượt ngang chỉ là bước đầu tiên của drift. 

Một cú drift “tươm tất” thì người lái phải duy trì được tình trạng trượt ngang của xe qua cua.

Bước 1: Bắt đầu drift

Để bắt đầu drift, cần tiếp cận góc cua với một tốc độ nhanh. Tốc độ càng nhanh xe sẽ càng ổn định. Khi đến điểm bắt đầu drift, đạp phanh để dồn trọng lượng xe về phía trước và đánh lái để bắt đầu trượt.

Khi phanh, hệ thống treo trước của ô tô hạ thấp, trong khi hệ thống treo sau tăng lên một chút. 

Việc hệ thống treo trước bị nén có nghĩa là giờ đây tổng khối lượng xe phía trước sẽ lớn hơn và do đó độ bám trên lốp trước tăng lên còn độ bám ở phía sau thấp hơn.

Lúc này xoay nhanh vô-lăng cùng chiều với hướng muốn drift. 


Bước 2: Duy trì trạng thái trượt của xe

Duy trì trạng thái trượt của xe, là chiếc xe trượt hoàn toàn với nhiều góc trượt cho cảm giác nhạy nhưng khá ổn định. 

Khi giảm ga, tốc độ trượt sẽ giảm.

Khi tăng ga, tốc độ trượt sẽ tăng.

Sai lầm phổ biến ở bước này là ga quá yếu vì nếu không đủ ga để duy trì trạng thái trượt xe thì xe sẽ lao theo hướng thẳng hơn do lốp sau bám đường. 

Nếu tăng ga quá nhiều thì xe sẽ bị quay vòng. 

Vì vậy, cần tăng ga vừa đủ để bánh sau mất bám đường.


Bước 3: Đổi hướng drift

Để đổi hướng drift, xoay xe hơi quá lái một chút để chuyển hướng và giảm ga nhằm làm cho lốp sau bám đường trong giây lát để đẩy xe theo hướng ngược lại.

Nếu đổi hướng quá mạnh, xe sẽ bị quay vòng.

Nếu đối hướng quá yếu, thì sẽ không duy trì được trạng thái trượt xe. 

Khi hướng của ô tô đang thay đổi, cần điều chỉnh vô-lăng về chính giữa 2 tay của mình. 

Nếu thấy xe lạng lách theo hướng khác, cần quay vô-lăng theo hướng ngược lại một cách nhanh chóng.


Bước 4: Thoát khỏi drift

Để thoát khỏi drift, cần phải trả góc lái vào đúng thời điểm và giảm ga để đưa đuôi xe trở lại thẳng hàng.

Các lưu ý khi drift là

Phanh để dồn trọng lượng của xe về phía trước và đánh lái nhanh để bắt đầu trượt.

Duy trì trạng thái trượt bằng cách giảm ga để giảm góc trược và tăng ga để tăng góc trượt.

Đối hướng drift cần xoay xe hơi quá lái một chút để chuyển hướng và giảm ga để lốp sau bám đường trong giây lát.

Để thoát khỏi tình trạng trôi xe, cần trả góc lái đúng thời điểm và giảm ga.


Dựa vào kinh nghiệm của mình Ngọc Ôtô sẽ hướng dẫn các bạn đam mê đua xe 5 kỹ thuật drift cơ bản để các bạn lấy điểm drift point khi tham gia môn đua xe ôtô như sau

03/12/2021

Kỹ thuật đua xe ôtô Gymkhana

Tháng 12-2019, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 1073/QĐ-BNV về việc cho phép thành lập Hiệp hội Ô tô thể thao Việt Nam. 

Vào ngày 6-12-2019 tại Paris, Công ty TNHH Hiệp hội Thể thao xe động cơ Việt Nam (VMA) là cơ quan thể thao quốc gia được Liên đoàn Thể thao ô tô Thế giới (FIA) công nhận chính thức.

Bộ môn đua xe ôtô theo định dạng Gymkhana được công nhận chính thức tại Việt Nam kể từ tháng 12-2019.

Auto Gymkhana hay Gymkhana hay còn được gọi là Motorkhana là đua tính giờ trên đường đua định sẵn trong không gian nhỏ, là môn thể thao lái xe biểu diễn tốc độ cao có tính giờ. Người thi đấu có thể được thay đổi lốp, điều chỉnh áp suất lốp, điều chỉnh hệ thống treo, nhiên liệu. Các tay đua phải cạnh tranh trên một đường đua lắt léo với hàng loạt sa hình, cột, dải, cọc chắn, …

Dựa vào kinh nghiệm của mình Ngọc Ôtô sẽ hướng dẫn các bạn đam mê đua xe 7 kỹ thuật cơ bản để các bạn bắt đầu tham gia môn đua xe ôtô theo định dạng Gymkhana như sau

Nguồn #racerNgocOto ✓